Bắc qua sông Ân ở trung tâm thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, cầu ngói Phát Diệm là một trong những cây cầu ngói cổ hiện còn ở Việt Nam.Được xây dựng từ năm 1902, cầu có kiến trúc "thượng đình hạ kiều" tức phía trên là đình, phía dưới là cầu.So với các cầu ngói cổ khác, cầu ngói Phát Diệm có phần dài hơn với chiều dài 36 mét, chia thành 3 nhịp, mỗi nhịp có 4 gian.Mặt cầu rộng khoảng 3 mét.Mái, cột, kèo, vì, khóa gian, dui, mè... đều được làm bằng gỗ lim.Hai bên lối đi có hai dãy lan can và cột đều bằng gỗ lim.Trên cầu có mái che lợp ngói đỏ truyền thống của vùng đồng bằng Bắc Bộ.Hai đầu cầu có các bậc tam cấp dẫn lên.Nhìn chung, cầu ngói Phát Diệm mang dáng vẻ nhẹ nhàng và thanh thoát, con mắt thẩm mỹ tinh tế của người xây dựng.Cầu vừa có chức năng giao thông, vừa là điểm dừng chân tránh mưa nắng, nơi đôi lứa hẹn hò của người dân Phát Diệm trong nhiều thế hệ.Trong văn hóa dân gian Bắc Bộ đầu thế kỷ 20 đã lưu truyền câu "cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài" để ca ngợi vẻ đẹp kiến trúc những cây cầu cổ ở xứ Sơn Nam, trong đó có cầu ngói Phát Diệm.Theo thời gian, một số hạng mục của cầu bị xuống cấp nên vào thập niên 1970-1980 cầu đã được tu sửa lại với các mố và rầm được làm bằng xi măng, sắt thép.Dù vậy, về tổng thể cầu vẫn giữ được những đường nét kiến trúc cổ kính từ thuở đầu được xây dựng.Với nét độc đáo của mình, cầu ngói Phát Diệm đã được in hình trên tem bưu chính Việt Nam, bên cạnh cầu ngói Thanh Toàn (Thừa Thiên - Huế) và cầu ngói chợ Lương (Nam Định).Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Bắc qua sông Ân ở trung tâm thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, cầu ngói Phát Diệm là một trong những cây cầu ngói cổ hiện còn ở Việt Nam.
Được xây dựng từ năm 1902, cầu có kiến trúc "thượng đình hạ kiều" tức phía trên là đình, phía dưới là cầu.
So với các cầu ngói cổ khác, cầu ngói Phát Diệm có phần dài hơn với chiều dài 36 mét, chia thành 3 nhịp, mỗi nhịp có 4 gian.
Mặt cầu rộng khoảng 3 mét.
Mái, cột, kèo, vì, khóa gian, dui, mè... đều được làm bằng gỗ lim.
Hai bên lối đi có hai dãy lan can và cột đều bằng gỗ lim.
Trên cầu có mái che lợp ngói đỏ truyền thống của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Hai đầu cầu có các bậc tam cấp dẫn lên.
Nhìn chung, cầu ngói Phát Diệm mang dáng vẻ nhẹ nhàng và thanh thoát, con mắt thẩm mỹ tinh tế của người xây dựng.
Cầu vừa có chức năng giao thông, vừa là điểm dừng chân tránh mưa nắng, nơi đôi lứa hẹn hò của người dân Phát Diệm trong nhiều thế hệ.
Trong văn hóa dân gian Bắc Bộ đầu thế kỷ 20 đã lưu truyền câu "cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài" để ca ngợi vẻ đẹp kiến trúc những cây cầu cổ ở xứ Sơn Nam, trong đó có cầu ngói Phát Diệm.
Theo thời gian, một số hạng mục của cầu bị xuống cấp nên vào thập niên 1970-1980 cầu đã được tu sửa lại với các mố và rầm được làm bằng xi măng, sắt thép.
Dù vậy, về tổng thể cầu vẫn giữ được những đường nét kiến trúc cổ kính từ thuở đầu được xây dựng.
Với nét độc đáo của mình, cầu ngói Phát Diệm đã được in hình trên tem bưu chính Việt Nam, bên cạnh cầu ngói Thanh Toàn (Thừa Thiên - Huế) và cầu ngói chợ Lương (Nam Định).
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.