Nằm ở xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội, cầu Khum là một cầu ngói cổ có kiến trúc độc đáo của khu vực Bác Bộ. Cầu được xây theo kiểu Thượng Gia Hạ Kiều (trên là nhà, dưới là cầu), nhìn từ xa trông giống như một chiếc thuyền nan úp nên được gọi là cầu Khum.Phần Thượng Gia của cầu dài trên 12m, chia làm 5 gian, gian giữa cao, thấp dần ra hai đầu hồi tạo nên dáng "khum khum" đặc trưng. Kết cấu khung cầu là các vì liên kết bằng kèo suốt, có cầu nối hai ngọn kèo, xà nách nối cột cái với cột con, không dùng đinh ốc.Hai đầu hồi Thượng Gia xây bít đốc, có bốn cột trụ, giữa cuốn cửa tò vò. Phía trên đầu hồi có ô lõm, gờ chỉ, đắp vẽ hoa lá, triện rút, đầu trụ lồng đèn, tạo tác rất tinh xảo.Hai bên sườn gian giữa cầu được bịt kín làm ban thờ Quan Thần Linh. Ngày nay, nhân dân quanh vùng vẫn thường xuyên đến cầu thắp hương cầu khấn những điều tốt lành, đặc biệt là vào các ngày lễ, Rằm.Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội) có hai cây cầu ngói cổ nằm ở hai bên sân chùa. Trong đó, cầu Nhật Tiên nối chùa với một hòn đảo nhỏ, trên đảo có đền thờ Tam phủ. Cầu Nguyệt Tiên nối làng xóm với chùa và vào đường lên núi Sài Sơn.Theo sử sách ghi lại, hai cầu này do "Trạng Bùng" Phùng Khắc Khoan cho xây để cung tiến chùa vào đầu thế kỷ 17, sau chuyến đi sứ nhà Minh.Tương truyền, Phùng Khắc Khoan đã dùng thuật phong thủy để diễn giải rằng chùa Thầy được xây trên trán rồng, cầu Nhật Tiên và Nguyên Tiên có hình dáng cong cong, là cặp mí mắt rồng... Khoảng không mặt nước được ngăn cách với hồ Long Chiểu bởi hai cây cầu chính là cặp mắt rồng.Vẻ tổng thể, hai cây cầu được xây theo kiến trúc Thượng Gia Tạ Kiều, mỗi cầu gồm 5 gian, dưới xây đá cuốn trên dựng bộ khung nhà gỗ lợp ngói mũi hài. Hai bên thành cầu thông thoáng, có lan can thấp được làm rộng ra để làm nơi nghỉ chân cho khách thập phương.Bắc qua ao đình làng Bình Vọng (xã Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội), cầu ngói Bình Vọng là một công trình kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn của văn hóa truyền thống Việt.Câu cầy này vốn có lịch sử lâu đời nhưng đã bị phá hủy do chiến tranh vào thập niên 1940. Đến đầu những năm 2000, cầu được tái dựng theo phương thức xây dựng truyền thốngCầu được xây theo kiểu “Thượng Gia Hạ Kiều” truyền thống, gồm bảy gian: Năm gian thông thủy cộng với hai gian ở hai đầu cầu. Thân cầu được làm bằng gỗ, có chiều rộng hơn 3m, chiều dài gần 20m.Bên trong cầu, hai bên là dãy bục gỗ để cho khách bộ hành nghỉ chân. Mặt cầu lát ván ngang, trải suốt chiều dài. Đặc biệt, các cây cột giữa cầu khắc 4 đôi câu đối, do các bậc cao niên trong làng Bình Vọng viết.
Xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm ở xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội, cầu Khum là một cầu ngói cổ có kiến trúc độc đáo của khu vực Bác Bộ. Cầu được xây theo kiểu Thượng Gia Hạ Kiều (trên là nhà, dưới là cầu), nhìn từ xa trông giống như một chiếc thuyền nan úp nên được gọi là cầu Khum.
Phần Thượng Gia của cầu dài trên 12m, chia làm 5 gian, gian giữa cao, thấp dần ra hai đầu hồi tạo nên dáng "khum khum" đặc trưng. Kết cấu khung cầu là các vì liên kết bằng kèo suốt, có cầu nối hai ngọn kèo, xà nách nối cột cái với cột con, không dùng đinh ốc.
Hai đầu hồi Thượng Gia xây bít đốc, có bốn cột trụ, giữa cuốn cửa tò vò. Phía trên đầu hồi có ô lõm, gờ chỉ, đắp vẽ hoa lá, triện rút, đầu trụ lồng đèn, tạo tác rất tinh xảo.
Hai bên sườn gian giữa cầu được bịt kín làm ban thờ Quan Thần Linh. Ngày nay, nhân dân quanh vùng vẫn thường xuyên đến cầu thắp hương cầu khấn những điều tốt lành, đặc biệt là vào các ngày lễ, Rằm.
Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội) có hai cây cầu ngói cổ nằm ở hai bên sân chùa. Trong đó, cầu Nhật Tiên nối chùa với một hòn đảo nhỏ, trên đảo có đền thờ Tam phủ. Cầu Nguyệt Tiên nối làng xóm với chùa và vào đường lên núi Sài Sơn.
Theo sử sách ghi lại, hai cầu này do "Trạng Bùng" Phùng Khắc Khoan cho xây để cung tiến chùa vào đầu thế kỷ 17, sau chuyến đi sứ nhà Minh.
Tương truyền, Phùng Khắc Khoan đã dùng thuật phong thủy để diễn giải rằng chùa Thầy được xây trên trán rồng, cầu Nhật Tiên và Nguyên Tiên có hình dáng cong cong, là cặp mí mắt rồng... Khoảng không mặt nước được ngăn cách với hồ Long Chiểu bởi hai cây cầu chính là cặp mắt rồng.
Vẻ tổng thể, hai cây cầu được xây theo kiến trúc Thượng Gia Tạ Kiều, mỗi cầu gồm 5 gian, dưới xây đá cuốn trên dựng bộ khung nhà gỗ lợp ngói mũi hài. Hai bên thành cầu thông thoáng, có lan can thấp được làm rộng ra để làm nơi nghỉ chân cho khách thập phương.
Bắc qua ao đình làng Bình Vọng (xã Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội), cầu ngói Bình Vọng là một công trình kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn của văn hóa truyền thống Việt.
Câu cầy này vốn có lịch sử lâu đời nhưng đã bị phá hủy do chiến tranh vào thập niên 1940. Đến đầu những năm 2000, cầu được tái dựng theo phương thức xây dựng truyền thống
Cầu được xây theo kiểu “Thượng Gia Hạ Kiều” truyền thống, gồm bảy gian: Năm gian thông thủy cộng với hai gian ở hai đầu cầu. Thân cầu được làm bằng gỗ, có chiều rộng hơn 3m, chiều dài gần 20m.
Bên trong cầu, hai bên là dãy bục gỗ để cho khách bộ hành nghỉ chân. Mặt cầu lát ván ngang, trải suốt chiều dài. Đặc biệt, các cây cột giữa cầu khắc 4 đôi câu đối, do các bậc cao niên trong làng Bình Vọng viết.
Xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.