Nằm ở đường 2 Tháng 9, bên cầu Rồng nổi tiếng Đà Nẵng, Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là bảo tàng trưng bày hiện vật Chăm quy mô nhất ở Việt Nam hiện nay.Bảo tàng được Trường Viễn Đông Bác cổ cho xây từ năm 1915-1916 nhằm đáp ứng nhu cầu trưng bày các hiện vật Chăm được người Pháp khai quật từ cuối thế kỷ 19. Đến năm 1919 công trình khánh thành với 160 cổ vật điêu khắc. Trong hai thập niên sau đó, bào tàng liên tục được mở động và thu nhận thêm nhiều hiện vật mới.Năm 1946 khi chiến tranh Đông Dương lan rộng, Bảo tàng Chăm đã bị cướp phá khiến nhiều cổ vật thất lạc. Đến năm 1948 hơn 150 hiện vật được thu hồi, có thứ lưu lạc sang tận bên Lào.Trong giai đoạn 1954-1975 nhờ sự vận động của Viện Bảo tàng Guimet bên Pháp, bảo tàng được canh giữ cẩn thận, luôn có lính canh gác thường trực nên không bị thiệt hại gì trong chiến tranh.Sau năm 1975, diện tích trưng bày của Bảo tàng Chăm Đà Nẵng tiếp tục được mở rộng diện tích trưng bày. Đến thời điểm hiện tại, bảo tàng có tổng diện tích 6.673 m², trong đó phần diện tích trưng bày là 2.000 m².Tổng số hiện vật nghệ thuật trưng bày tại bảo tàng ngày nay lên tới khoảng 500 món và được phân chia theo các gian phòng tương ứng với các khu vực địa lý nơi chúng được phát hiện gồm phòng Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Tháp Mẫm và các hành lang Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Quảng Bình và Bình Định.Hiện vật nổi bật nhất đang được lưu giữ tại nơi đây là bức tượng nữ thần Tara, được coi là một kiệt tác của nền nghệ thuật Champa cổ. Hiện vật này đã được công nhận là một bảo vật quốc gia của Việt Nam.Ngoài ra, nhiều hiện vật độc đáo khác của bảo tàng cũng khiến người xem không khỏi trầm trồ, như những tượng thần vô cùng sinh động...Hay các đài thờ hết sức hoành tráng và tinh xảo.Với những giá trị văn hóa nổi bật của mình, Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng đã trở thành một trong những địa điểm tham quan nổi tiếng nhất của thành phố biển Đà Nẵng.
Nằm ở đường 2 Tháng 9, bên cầu Rồng nổi tiếng Đà Nẵng, Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là bảo tàng trưng bày hiện vật Chăm quy mô nhất ở Việt Nam hiện nay.
Bảo tàng được Trường Viễn Đông Bác cổ cho xây từ năm 1915-1916 nhằm đáp ứng nhu cầu trưng bày các hiện vật Chăm được người Pháp khai quật từ cuối thế kỷ 19. Đến năm 1919 công trình khánh thành với 160 cổ vật điêu khắc. Trong hai thập niên sau đó, bào tàng liên tục được mở động và thu nhận thêm nhiều hiện vật mới.
Năm 1946 khi chiến tranh Đông Dương lan rộng, Bảo tàng Chăm đã bị cướp phá khiến nhiều cổ vật thất lạc. Đến năm 1948 hơn 150 hiện vật được thu hồi, có thứ lưu lạc sang tận bên Lào.
Trong giai đoạn 1954-1975 nhờ sự vận động của Viện Bảo tàng Guimet bên Pháp, bảo tàng được canh giữ cẩn thận, luôn có lính canh gác thường trực nên không bị thiệt hại gì trong chiến tranh.
Sau năm 1975, diện tích trưng bày của Bảo tàng Chăm Đà Nẵng tiếp tục được mở rộng diện tích trưng bày. Đến thời điểm hiện tại, bảo tàng có tổng diện tích 6.673 m², trong đó phần diện tích trưng bày là 2.000 m².
Tổng số hiện vật nghệ thuật trưng bày tại bảo tàng ngày nay lên tới khoảng 500 món và được phân chia theo các gian phòng tương ứng với các khu vực địa lý nơi chúng được phát hiện gồm phòng Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Tháp Mẫm và các hành lang Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Quảng Bình và Bình Định.
Hiện vật nổi bật nhất đang được lưu giữ tại nơi đây là bức tượng nữ thần Tara, được coi là một kiệt tác của nền nghệ thuật Champa cổ. Hiện vật này đã được công nhận là một bảo vật quốc gia của Việt Nam.
Ngoài ra, nhiều hiện vật độc đáo khác của bảo tàng cũng khiến người xem không khỏi trầm trồ, như những tượng thần vô cùng sinh động...
Hay các đài thờ hết sức hoành tráng và tinh xảo.
Với những giá trị văn hóa nổi bật của mình, Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng đã trở thành một trong những địa điểm tham quan nổi tiếng nhất của thành phố biển Đà Nẵng.