Nằm trên trên một ngọn đồi thuộc địa phận làng Phú Thành, phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, tháp Phú Lốc là tòa tháp Chăm cổ được xây dựng từ thế kỷ 12.So với các ngôi tháp Chăm ở Bình Định, tháp Phú Lốc có vị trí khá đặc biệt khi nổi bật giữa vùng đồng bằng như một ngọn hải đăng khổng lồ.Tháp nằm trên đỉnh đồi có độ cao là 76 m, cao hơn tất cả các tháp Chăm khác ở khu vực.Dù có thể quan sát rõ ràng từ đường quốc lộ, nhưng tiếp cận tháp Phú Lốc không phải một việc dễ dàng. Từ chân đồi, phải leo qua nhiều triền dốc mấp mô đầy cây bụi theo chỉ dẫn của người dân địa phương mới có thể đến được đỉnh đồi, nơi có lối mòn dẫn lên tháp.So với một số tòa tháp Chăm khác ở Bình Định, tháp Phú Lốc có quy mô không lớn. Bình đồ tháp hình vuông mỗi chiều đo được 9,7m. Toàn tháp cao khoảng 15m.Ngôi tháp này hiện đã bị hư hại nặng, tầng nền bằng đá cao và cả phần nền sảnh ở phía đông đã bị đổ nát, giờ đây được gia cố bằng gạch để chống sụp đổ. Phần trên của tháp vẫn còn khá nguyên vẹn.Đây là một ngôi tháp thuộc phong cách Bình Định, với nét điển hình là các cột ốp, đặc biệt là các cột ốp ở góc, các ô dọc giữa các cột ốp nhô mạnh ra và hoàn toàn để trơn. Các cửa giả đều có ba thân và ba tầng.Phần trên các tầng của các cửa giả là vòm cung nhọn khá dài trong như hình mũi giáo, cả hai tầng còn lại phía trên của tháp đều cùng lặp lại kiểu dáng và bố cục của phần thân.Đỉnh tháp có lỗ hổng để đưa ánh sáng tự nhiên vào trong tháp.Nét độc đáo của tháp Phú Lốc cũng như các tháp Chăm mang phong cách Bình Định là dùng đá để làm các bộ phận trang trí kiến trúc như chân các cột ốp và diềm mái. Đây là nét kiến trúc thể hiện ảnh hưởng của văn hóa Khmer.Có giả thiết cho rằng tháp Phú Lốc được xây dựng trong thời kỳ quân đội Khmer đang chiếm đóng kinh đô Vijaya, Bình Định bởi vị vua người Chăm là Vidyanandana do người Khmer dựng nên, vì thế kiến trúc và nghệ thuật Angkor ảnh hưởng rất nhiều trong việc xây dựng tháp.Theo nghiên cứu thì tháp Phú Lốc là nơi thờ thần Siva của Ấn Độ giáo.
Nằm trên trên một ngọn đồi thuộc địa phận làng Phú Thành, phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, tháp Phú Lốc là tòa tháp Chăm cổ được xây dựng từ thế kỷ 12.
So với các ngôi tháp Chăm ở Bình Định, tháp Phú Lốc có vị trí khá đặc biệt khi nổi bật giữa vùng đồng bằng như một ngọn hải đăng khổng lồ.
Tháp nằm trên đỉnh đồi có độ cao là 76 m, cao hơn tất cả các tháp Chăm khác ở khu vực.
Dù có thể quan sát rõ ràng từ đường quốc lộ, nhưng tiếp cận tháp Phú Lốc không phải một việc dễ dàng. Từ chân đồi, phải leo qua nhiều triền dốc mấp mô đầy cây bụi theo chỉ dẫn của người dân địa phương mới có thể đến được đỉnh đồi, nơi có lối mòn dẫn lên tháp.
So với một số tòa tháp Chăm khác ở Bình Định, tháp Phú Lốc có quy mô không lớn. Bình đồ tháp hình vuông mỗi chiều đo được 9,7m. Toàn tháp cao khoảng 15m.
Ngôi tháp này hiện đã bị hư hại nặng, tầng nền bằng đá cao và cả phần nền sảnh ở phía đông đã bị đổ nát, giờ đây được gia cố bằng gạch để chống sụp đổ. Phần trên của tháp vẫn còn khá nguyên vẹn.
Đây là một ngôi tháp thuộc phong cách Bình Định, với nét điển hình là các cột ốp, đặc biệt là các cột ốp ở góc, các ô dọc giữa các cột ốp nhô mạnh ra và hoàn toàn để trơn. Các cửa giả đều có ba thân và ba tầng.
Phần trên các tầng của các cửa giả là vòm cung nhọn khá dài trong như hình mũi giáo, cả hai tầng còn lại phía trên của tháp đều cùng lặp lại kiểu dáng và bố cục của phần thân.
Đỉnh tháp có lỗ hổng để đưa ánh sáng tự nhiên vào trong tháp.
Nét độc đáo của tháp Phú Lốc cũng như các tháp Chăm mang phong cách Bình Định là dùng đá để làm các bộ phận trang trí kiến trúc như chân các cột ốp và diềm mái. Đây là nét kiến trúc thể hiện ảnh hưởng của văn hóa Khmer.
Có giả thiết cho rằng tháp Phú Lốc được xây dựng trong thời kỳ quân đội Khmer đang chiếm đóng kinh đô Vijaya, Bình Định bởi vị vua người Chăm là Vidyanandana do người Khmer dựng nên, vì thế kiến trúc và nghệ thuật Angkor ảnh hưởng rất nhiều trong việc xây dựng tháp.
Theo nghiên cứu thì tháp Phú Lốc là nơi thờ thần Siva của Ấn Độ giáo.