Vua Khang Hy là một trong những hoàng đế nổi tiếng có tài trị quốc trong lịch sử nhà Thanh. Ông lên ngôi khi 8 tuổi và chính thức nắm quyền cai trị đất nước khi 14 tuổi.Trong suốt thời gian trị vì, hoàng đế Khang Hy đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ về kinh tế, văn hóa... giúp nhà Thanh bước vào giai đoạn hưng thịnh.Giống như nhiều hoàng đế, vua Khang Hy cho xây dựng lặng mộ dành cho bản thân từ năm 1676. Theo đó, Thanh Cảnh Lăng hoàn thành vào năm 1681.Khi băng hà năm 1772, thi hài vua Khang Hy được mai táng trong Thanh Cảnh Lăng với nhiều đồ tùy táng giá trị. Lăng mộ này cũng là nơi chôn cất 4 hoàng hậu, 48 thê thiếp và 1 hoàng tử của Khang Hy.Do là nơi an nghỉ của bậc đế vương nên Thanh Cảnh Lăng trở thành mục tiêu dòm ngó của những kẻ trộm mộ. Trong số này, vụ trộm mộ do Tôn Điện Anh gây ra năm 1928 được biết đến nhiều nhất. Nhóm trộm do Tôn Điện Anh cầm đầu đã đột nhập vào bên trong lăng mộ và lấy đi nhiều ngọc ngà, châu báu, cổ vật giá trị.Đến năm 1945, khoảng 300 người đã thực hiện vụ trộm táo tợn khác ở Thanh Cảnh Lăng. Theo đó, lăng mộ của vua Khang Hy bị hủy hoại nghiêm trọng, nhiều bảo vật tiếp tục bị lấy đi.Vào năm 1952, giới chức trách và các chuyên gia khảo cổ Trung Quốc tiến hành kiểm tra, trùng tu sửa chữa Thanh Cảnh Lăng. Thế nhưng, khi tiến vào bên trong, họ vội vã trở ra.Nguyên nhân là bởi lăng mộ của vua Khang Hy bị hư hại nghiêm trọng sau nhiều lần bị trộm mộ đào xới. Thậm chí, bên trong lăng mộ bị ngập nước nghiêm trọng.Càng tiến sâu vào bên trong lăng mộ, mực nước càng tăng lên và có mùi hôi thối khó chịu. Các chuyên gia nhận định điều kiện lăng mộ hết sức nguy hiểm. Nếu liều lĩnh tiến vào bên trong để tu sửa thì có thể sẽ khiến lăng mộ đổ sập hoàn toàn, đe dọa tính mạng của các thành viên đội khảo cổ.Do đó, nhóm chuyên gia vội vã trở ra ngoài và quyết định đóng cửa Thanh Cảnh Lăng, niêm phong lăng mộ từ đó cho tới ngày nay. Đó chính là nguyên do khiến lăng mộ hoàng gia này chưa từng mở cửa đón khách.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THĐT1.
Vua Khang Hy là một trong những hoàng đế nổi tiếng có tài trị quốc trong lịch sử nhà Thanh. Ông lên ngôi khi 8 tuổi và chính thức nắm quyền cai trị đất nước khi 14 tuổi.
Trong suốt thời gian trị vì, hoàng đế Khang Hy đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ về kinh tế, văn hóa... giúp nhà Thanh bước vào giai đoạn hưng thịnh.
Giống như nhiều hoàng đế, vua Khang Hy cho xây dựng lặng mộ dành cho bản thân từ năm 1676. Theo đó, Thanh Cảnh Lăng hoàn thành vào năm 1681.
Khi băng hà năm 1772, thi hài vua Khang Hy được mai táng trong Thanh Cảnh Lăng với nhiều đồ tùy táng giá trị. Lăng mộ này cũng là nơi chôn cất 4 hoàng hậu, 48 thê thiếp và 1 hoàng tử của Khang Hy.
Do là nơi an nghỉ của bậc đế vương nên Thanh Cảnh Lăng trở thành mục tiêu dòm ngó của những kẻ trộm mộ. Trong số này, vụ trộm mộ do Tôn Điện Anh gây ra năm 1928 được biết đến nhiều nhất. Nhóm trộm do Tôn Điện Anh cầm đầu đã đột nhập vào bên trong lăng mộ và lấy đi nhiều ngọc ngà, châu báu, cổ vật giá trị.
Đến năm 1945, khoảng 300 người đã thực hiện vụ trộm táo tợn khác ở Thanh Cảnh Lăng. Theo đó, lăng mộ của vua Khang Hy bị hủy hoại nghiêm trọng, nhiều bảo vật tiếp tục bị lấy đi.
Vào năm 1952, giới chức trách và các chuyên gia khảo cổ Trung Quốc tiến hành kiểm tra, trùng tu sửa chữa Thanh Cảnh Lăng. Thế nhưng, khi tiến vào bên trong, họ vội vã trở ra.
Nguyên nhân là bởi lăng mộ của vua Khang Hy bị hư hại nghiêm trọng sau nhiều lần bị trộm mộ đào xới. Thậm chí, bên trong lăng mộ bị ngập nước nghiêm trọng.
Càng tiến sâu vào bên trong lăng mộ, mực nước càng tăng lên và có mùi hôi thối khó chịu. Các chuyên gia nhận định điều kiện lăng mộ hết sức nguy hiểm. Nếu liều lĩnh tiến vào bên trong để tu sửa thì có thể sẽ khiến lăng mộ đổ sập hoàn toàn, đe dọa tính mạng của các thành viên đội khảo cổ.
Do đó, nhóm chuyên gia vội vã trở ra ngoài và quyết định đóng cửa Thanh Cảnh Lăng, niêm phong lăng mộ từ đó cho tới ngày nay. Đó chính là nguyên do khiến lăng mộ hoàng gia này chưa từng mở cửa đón khách.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THĐT1.