Giống như nhiều vị vua, hoàng đế Khang Hy của nhà Thanh có hậu cung gồm hàng ngàn phi tần. Trong số này, Ô Nhã thị (1660 - 1723) được nhà vua yều chiều sủng hạnh đến mức khi bà 50 tuổi vẫn được lật thẻ bài thị tẩm.Đây là điều hiếm gặp. Bởi lẽ, thông thường, phi tần rất hiếm khi được hoàng đế chọn thị tẩm khi đã ngoài 30 tuổi. Hơn nữa, mỗi năm đều có nhiều tú nữ được tuyển vào hậu cung nên vua Khang Hy có nhiều lựa chọn.Tuy nhiên, Ô Nhã thị là ngoại lệ. Bà được hoàng đế Khang Hy yêu chiều hết mực. Chỉ trong 10 năm (từ năm 1678 - 1688), bà đã sinh được 3 con trai và 3 con gái.Một số chuyên gia cho rằng, vua Khang Hi sủng ái Ô Nhã thị là vì bà có nhiều ưu điểm: thông minh, xinh đẹp, tính cách dịu dạng và cư xử khéo léo.Nhờ vậy, bà để lại ấn tượng tốt trong lòng hoàng đế Khang Hy. Đây chính là lý do vì sao Ô Nhã thị có xuất thân thấp hơn nhiều phi tần nhưng từng bước có được vị trí cao trong cung là: Quý nhân, Tần, Đức phi.Sau khi hoàng đế Khang Hy băng hà, con trai của ông với Đức phi Ô Nhã thị là hoàng tử Dận Chân kế thừa ngai vàng và trở thành hoàng đế Ung Chính của nhà Thanh.Khi con trai mới đăng cơ, Ô Nhã thị từng có ý định chết theo hoàng đế Khang Hy. Bà bỏ ăn uống suốt nhiều ngày khiến Ung Chính vất vả cầu xin, thuyết phục mẹ từ bỏ ý định đó.Ô Nhã thị được cho là không mấu vui mừng khi con trai đăng cơ lên ngôi hoàng đế. Theo thông lệ, sau khi hoàng tử Dận Chân đăng cơ lên ngôi hoàng đế, Thái hậu nên chuyển tới Ninh Thọ cung ở.Tuy nhiên, Ô Nhã thị kiên quyết không chịu chuyển vào Ninh Thọ cung. Bà ở lại Vĩnh Hòa cung và từ chối nhận tước vị Thái hậu. Không lâu sau khi chồng chết, Ô Nhã thị qua đời ở tuổi 64.Một số tài liệu cho rằng bà đã tự sát. Tuy nhiên, đến nay, thông tin này vẫn chưa được xác thực.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Giống như nhiều vị vua, hoàng đế Khang Hy của nhà Thanh có hậu cung gồm hàng ngàn phi tần. Trong số này, Ô Nhã thị (1660 - 1723) được nhà vua yều chiều sủng hạnh đến mức khi bà 50 tuổi vẫn được lật thẻ bài thị tẩm.
Đây là điều hiếm gặp. Bởi lẽ, thông thường, phi tần rất hiếm khi được hoàng đế chọn thị tẩm khi đã ngoài 30 tuổi. Hơn nữa, mỗi năm đều có nhiều tú nữ được tuyển vào hậu cung nên vua Khang Hy có nhiều lựa chọn.
Tuy nhiên, Ô Nhã thị là ngoại lệ. Bà được hoàng đế Khang Hy yêu chiều hết mực. Chỉ trong 10 năm (từ năm 1678 - 1688), bà đã sinh được 3 con trai và 3 con gái.
Một số chuyên gia cho rằng, vua Khang Hi sủng ái Ô Nhã thị là vì bà có nhiều ưu điểm: thông minh, xinh đẹp, tính cách dịu dạng và cư xử khéo léo.
Nhờ vậy, bà để lại ấn tượng tốt trong lòng hoàng đế Khang Hy. Đây chính là lý do vì sao Ô Nhã thị có xuất thân thấp hơn nhiều phi tần nhưng từng bước có được vị trí cao trong cung là: Quý nhân, Tần, Đức phi.
Sau khi hoàng đế Khang Hy băng hà, con trai của ông với Đức phi Ô Nhã thị là hoàng tử Dận Chân kế thừa ngai vàng và trở thành hoàng đế Ung Chính của nhà Thanh.
Khi con trai mới đăng cơ, Ô Nhã thị từng có ý định chết theo hoàng đế Khang Hy. Bà bỏ ăn uống suốt nhiều ngày khiến Ung Chính vất vả cầu xin, thuyết phục mẹ từ bỏ ý định đó.
Ô Nhã thị được cho là không mấu vui mừng khi con trai đăng cơ lên ngôi hoàng đế. Theo thông lệ, sau khi hoàng tử Dận Chân đăng cơ lên ngôi hoàng đế, Thái hậu nên chuyển tới Ninh Thọ cung ở.
Tuy nhiên, Ô Nhã thị kiên quyết không chịu chuyển vào Ninh Thọ cung. Bà ở lại Vĩnh Hòa cung và từ chối nhận tước vị Thái hậu. Không lâu sau khi chồng chết, Ô Nhã thị qua đời ở tuổi 64.
Một số tài liệu cho rằng bà đã tự sát. Tuy nhiên, đến nay, thông tin này vẫn chưa được xác thực.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.