Hoàng đế Khang Hy là một trong những vị vua nổi tiếng nhất của nhà Thanh cũng như lịch sử phong kiến Trung Quốc. Trong suốt thời gian trị vì, ông hoàng này đã đưa nhà Thanh bước vào thời kỳ phồn thịnh.Một trong những thành tựu lớn của vua Khang Hy đó là tìm ra cách chữa trị bệnh đậu mùa. Dưới thời phong kiến, căn bệnh này được xem là một chứng bệnh nan y nguy hiểm, chưa tìm ra thuốc chữa trị. Vì vậy, căn bệnh này khiến nhiều người thương vong.Không chỉ dân thường, tầng lớp quý tộc, hoàng tộc cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. Dân gian truyền tai nhau nhiều phương pháp chữa bệnh đậu mùa nhưng không có cách nào hoàn toàn hiệu quả.Sự việc có sự thay đổi lớn khi con trai thứ 2 của vua Khang Hy là Hoàng thái tử Dận Nhưng mắc bệnh đậu mùa vào năm 1768. Các thái y trong cung đã sử dụng mọi phương pháp, những loại thuốc tốt nhất nhưng vẫn không thể chữa khỏi bệnh cho hoàng tử.Trong lúc các thái y chưa tìm ra cách chữa bệnh cho con trai vua Khang Hy, một huyện lệnh tên Phó Vi Cách bẩm tấu rằng có thể chữa khỏi bệnh cho Hoàng thái tử Dận Nhưng.Phó Vi Cách giải thích cách chữa bệnh đó là lấy những cục mưng mủ trên da của người bị đậu mùa rồi nghiền nhuyễn, cho vào một ít nước hoặc phiến băng nhỏ sau đó dùng ống dài thổi vào mũi bệnh nhân.Sau khi nghe Phó Vi Cách trình bày cách chữa bệnh đậu mùa như trên, nhiều quan lại trong triều phản đối. Họ cho rằng cách làm này quá hoang đường và không nên mạo hiểm tính mạng của người bệnh.Tuy nhiên, vua Khang Hy cho rằng đó có thể là cách chữa bệnh đậu mùa hiệu quả. Vì vậy, ông quyết định thử nghiệm phương pháp chữa bệnh trên cơ thể của 30 cung nữ.Theo lệnh của nhà vua, 30 cung nữ được chọn làm "chuột bạch" chữa bệnh đậu mùa. Trong quá trình thử nghiệm phương pháp chữa bệnh mới do Phó Vi Cách tiến cử, 4 cung nữ tử vong.Đổi lại, bệnh nhân mắc căn bệnh đậu mùa được chữa khỏi. Nhờ vậy, Hoàng thái tử Dận Nhưng và hàng triệu người dân nhà Thanh được cứu sống. Theo đó, bệnh đậu mùa không còn là căn bệnh nan y vô phương cứu chữa.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Hoàng đế Khang Hy là một trong những vị vua nổi tiếng nhất của nhà Thanh cũng như lịch sử phong kiến Trung Quốc. Trong suốt thời gian trị vì, ông hoàng này đã đưa nhà Thanh bước vào thời kỳ phồn thịnh.
Một trong những thành tựu lớn của vua Khang Hy đó là tìm ra cách chữa trị bệnh đậu mùa. Dưới thời phong kiến, căn bệnh này được xem là một chứng bệnh nan y nguy hiểm, chưa tìm ra thuốc chữa trị. Vì vậy, căn bệnh này khiến nhiều người thương vong.
Không chỉ dân thường, tầng lớp quý tộc, hoàng tộc cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. Dân gian truyền tai nhau nhiều phương pháp chữa bệnh đậu mùa nhưng không có cách nào hoàn toàn hiệu quả.
Sự việc có sự thay đổi lớn khi con trai thứ 2 của vua Khang Hy là Hoàng thái tử Dận Nhưng mắc bệnh đậu mùa vào năm 1768. Các thái y trong cung đã sử dụng mọi phương pháp, những loại thuốc tốt nhất nhưng vẫn không thể chữa khỏi bệnh cho hoàng tử.
Trong lúc các thái y chưa tìm ra cách chữa bệnh cho con trai vua Khang Hy, một huyện lệnh tên Phó Vi Cách bẩm tấu rằng có thể chữa khỏi bệnh cho Hoàng thái tử Dận Nhưng.
Phó Vi Cách giải thích cách chữa bệnh đó là lấy những cục mưng mủ trên da của người bị đậu mùa rồi nghiền nhuyễn, cho vào một ít nước hoặc phiến băng nhỏ sau đó dùng ống dài thổi vào mũi bệnh nhân.
Sau khi nghe Phó Vi Cách trình bày cách chữa bệnh đậu mùa như trên, nhiều quan lại trong triều phản đối. Họ cho rằng cách làm này quá hoang đường và không nên mạo hiểm tính mạng của người bệnh.
Tuy nhiên, vua Khang Hy cho rằng đó có thể là cách chữa bệnh đậu mùa hiệu quả. Vì vậy, ông quyết định thử nghiệm phương pháp chữa bệnh trên cơ thể của 30 cung nữ.
Theo lệnh của nhà vua, 30 cung nữ được chọn làm "chuột bạch" chữa bệnh đậu mùa. Trong quá trình thử nghiệm phương pháp chữa bệnh mới do Phó Vi Cách tiến cử, 4 cung nữ tử vong.
Đổi lại, bệnh nhân mắc căn bệnh đậu mùa được chữa khỏi. Nhờ vậy, Hoàng thái tử Dận Nhưng và hàng triệu người dân nhà Thanh được cứu sống. Theo đó, bệnh đậu mùa không còn là căn bệnh nan y vô phương cứu chữa.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.