Năm 1953, nhân ngày lễ an vị lạc thành nhà Hậu Tổ, chùa được sắc phong là “Sắc tứ Khải Đoan”. “ Khải Đoan” là 2 chữ đầu của vua Khải Định và Đoan Huy Hoàng Thái Hậu, mang ý nghĩa ghi nhận công đức người sáng lập ngôi chùa. Và đây là Sắc tứ cuối cùng của một vị vua Việt Nam ban cho một ngôi chùa Phật giáo. Kiến trúc công trình trong chùa Khải Đoan đều được xây dựng, trang trí công phu, tỉ mỉ, giàu tính dân tộc, có giá trị thẩm mỹ cao.Vách và cửa gỗ được chạm trổ công phu, đầy thẩm mỹ các hình ảnh Đức Phật, La Hán, Bồ Tát và những hoa văn mang màu sắc Phật giáo.Vách và cửa gỗ được chạm trổ công phu, đầy thẩm mỹ các hình ảnh Đức Phật, La Hán, Bồ Tát và những hoa văn mang màu sắc Phật giáo.Bên phải chùa là lầu chuông có treo quả đại hồng chung cao 1,15 mét, chu vi đáy 2,7 mét, nặng 380 kg do các nghệ nhân phường đúc đồng ở phía Tây Kinh thành Huế hoàn thành vào tháng 1/1954. Đây là bảo vật hiến cúng của Hoàng tử Bảo Long và Bảo Thăng (con vua Bảo Đại).Nội thất chính điện sử dụng cấu trúc “Trùng thiềm điệp ốc” tức là hai nếp nhà với hai hệ mái nối liền với nhau, để tăng diện tích và mở rộng không gian. Đây là một kiểu kiến trúc đặc trưng của cung đình Huế.Điện thờ Phật có 5 gian, được bài trí tôn nghiêm, ở giữa tôn trí tượng đức Phật A Di Đà và đức Phật Thích Ca, hai phía là tượng bốn vị Bồ Tát: Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù và Phổ Hiền.Điện thờ Phật có 5 gian, được bài trí tôn nghiêm, ở giữa tôn trí tượng đức Phật A Di Đà và đức Phật Thích Ca, hai phía là tượng bốn vị Bồ Tát: Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù và Phổ Hiền.Bức tường với thiết kế tinh xảo trong chính điện của chùa Khải Đoan.Bảo tháp với kiến trúc tinh xảo đặt trong nội điện.
Năm 1953, nhân ngày lễ an vị lạc thành nhà Hậu Tổ, chùa được sắc phong là “Sắc tứ Khải Đoan”. “ Khải Đoan” là 2 chữ đầu của vua Khải Định và Đoan Huy Hoàng Thái Hậu, mang ý nghĩa ghi nhận công đức người sáng lập ngôi chùa. Và đây là Sắc tứ cuối cùng của một vị vua Việt Nam ban cho một ngôi chùa Phật giáo. Kiến trúc công trình trong chùa Khải Đoan đều được xây dựng, trang trí công phu, tỉ mỉ, giàu tính dân tộc, có giá trị thẩm mỹ cao.
Vách và cửa gỗ được chạm trổ công phu, đầy thẩm mỹ các hình ảnh Đức Phật, La Hán, Bồ Tát và những hoa văn mang màu sắc Phật giáo.
Vách và cửa gỗ được chạm trổ công phu, đầy thẩm mỹ các hình ảnh Đức Phật, La Hán, Bồ Tát và những hoa văn mang màu sắc Phật giáo.
Bên phải chùa là lầu chuông có treo quả đại hồng chung cao 1,15 mét, chu vi đáy 2,7 mét, nặng 380 kg do các nghệ nhân phường đúc đồng ở phía Tây Kinh thành Huế hoàn thành vào tháng 1/1954. Đây là bảo vật hiến cúng của Hoàng tử Bảo Long và Bảo Thăng (con vua Bảo Đại).
Nội thất chính điện sử dụng cấu trúc “Trùng thiềm điệp ốc” tức là hai nếp nhà với hai hệ mái nối liền với nhau, để tăng diện tích và mở rộng không gian. Đây là một kiểu kiến trúc đặc trưng của cung đình Huế.
Điện thờ Phật có 5 gian, được bài trí tôn nghiêm, ở giữa tôn trí tượng đức Phật A Di Đà và đức Phật Thích Ca, hai phía là tượng bốn vị Bồ Tát: Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù và Phổ Hiền.
Điện thờ Phật có 5 gian, được bài trí tôn nghiêm, ở giữa tôn trí tượng đức Phật A Di Đà và đức Phật Thích Ca, hai phía là tượng bốn vị Bồ Tát: Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù và Phổ Hiền.
Bức tường với thiết kế tinh xảo trong chính điện của chùa Khải Đoan.
Bảo tháp với kiến trúc tinh xảo đặt trong nội điện.