Kẻ "buôn vua bán chúa" nổi tiếng nhất lịch sử Trung Hoa là ai?

Google News

Kẻ dám "buôn vua bán chúa", "buôn" cả Tần Thủy Hoàng này không ai khác chính là Lã Bất Vi.

Tần Thủy Hoàng lên ngôi năm 13 tuổi, Lã Bất Vi nhiếp chính
Lên ngôi được 3 năm thì Tần Trang Tương Vương qua đời, Doanh Chính lên kế vị ở tuổi 13. Do vua Tần còn quá nhỏ tuổi nên Triệu Cơ, lúc này đã trở thành thái hậu, hạ lệnh cho Lã Bất Vi vẫn làm tướng quốc, thay Doanh Chính chấp chính, đồng thời lệnh cho Doanh Chính phải gọi Lã Bất Vi là "trọng phụ".
Tuy đã là tướng quốc nổi danh ở nước Tần, có địa vị không ai sánh bằng nhưng tham vọng của Lã Bất Vi vẫn chưa dừng lại đó. Lã Bất Vi muốn thống nhất thiên hạ và để đạt được mục đích này, ông hết lòng phò tá Doanh Chính trở thành một vị vua anh minh uy vũ.
Do không chỉ là một thương nhân thông minh mà còn là một nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất nên trong thời gian Lã Bất Vi nhiếp chính, nước Tần đã trở nên vô cùng giàu mạnh, khiến các nước láng giềng ngày càng suy yếu và phải cắt nhường cho Tần quốc một phần lãnh thổ rộng lớn.
Đây cũng chính là bước đệm vững chắc cho việc thống nhất thiên hạ của Tần Thủy Hoàng sau này.
Ke
Ảnh minh họa. 
Cái kết bi thảm
Tuy hết lòng phò tá nhưng Lã Bất Vi lại bị Doanh Chính ghét bỏ, do ngay từ khi về nước Tần, Doanh Chính đã bị mọi người nghi ngờ về nguồn gốc xuất thân, cho rằng ông không phải là con cháu của Tần quốc mà là con riêng của Lã Bất Vi.
Tuy nhiên, một bộ phận lớn triều thần nước Tần vẫn tin vào việc Doanh Chính là con của Tần Trang Tương vương và hết lòng ủng hộ Doanh Chính trước sau như một.
Sau khi Tần Trang Tương vương qua đời, Lã Bất Vi thâu tóm mọi quyền lực trong khi đó, Triệu Cơ lại bắt Doanh Chính gọi Lã Bất Vi là trọng phụ, kính trọng như người cha thứ 2 nên nỗi hận trong lòng vua Tần ngày càng nhiều thêm.
Không chỉ vậy, nhiều lúc Doanh Chính còn nhìn thấy mẹ mình thân mật quá mức với Lã Bất Vi nên ông thầm thề rằng sau khi nắm được binh quyền, việc đầu tiên là phải giết Lã Bất Vi.
Tuy thường xuyên tư thông với Triệu Cơ nhưng khi Doanh Chính lớn hơn, Lã Bất Vi sợ sẽ mang vạ nên bèn sai Lao Ái giả làm hoạn quan rồi dâng lên cho Triệu Cơ.
Từ đó, Triệu Cơ và Lao Ái thông dâm, sinh được hai người con trai. Sau đó, việc này bị Doanh Chính phát giác và ông đã giết chết 3 họ nhà Lao Ái cùng 2 đứa con riêng của mẹ mình.
Tuy biết rõ sự tình việc này có liên quan tới Lã Bất Vi nhưng do ông có công lớn, lại được các tân khách, biện sĩ nói giúp khá đông nên Doanh Chính không nỡ hạ lệnh giết, bèn đày cả nhà Lã Bất Vi sang đất Thục. Tự liệu rằng không thể sống, Lã Bất Vi bèn uống thuốc độc tự tử.
Dập tắt manh nha của chủ nghĩa tư bản
Tuy nhiên, khi đường lối kết hợp giữa tư bản và quyền lực chỉ vừa mới manh nha, đã bị Tần Thủy Hoàng dập tắt triệt để. Khi Doanh Chính chuẩn bị lên ngôi vua, ông đã loại Lã Bất Vi không một chút nể tình.
Theo Tư Mã Quang, thực chất Tần vương giết Lã Bất Vi chỉ vì muốn che đậy xuất thân không chính đáng của mình. Đây cũng là quan điểm chung của các thư sinh nhưng chưa ai có thể đưa ra một lý giải đủ sức thuyết phục.
Tần Thủy Hoàng không phản đối nên kinh tế tiền tệ mà ông chỉ thống nhất tiền tệ. Một khi tiền tệ không thống nhất thì quyền lực tập trung sẽ không được xác lập.
Nếu Lã Bất Vi không bị khống chế, thiên hạ tất sẽ loạn vì “chủ nợ họ Lã” sẽ tiếp cách thức kiếm lợi từ chiến tranh của mình.
Có thể thấy, mục đích thực sự của Tần vương Doanh Chính chính là muốn tuyên bố một nguyên tắc chính trị cơ bản: một chủ nợ không thể leo lên đầu một quốc gia để uy hiếp, tống tiền.
Cho dù nhà tư bản Lã Bất Vi được đồn đoán là cha đẻ của Tần Thủy Hoàng đi chăng nữa, ông vua này vẫn không thể làm ngơ, để đất nước của mình bị biến thành công cụ kiếm tiền.
Theo Min/Khỏe & Đẹp

>> xem thêm

Bình luận(0)