Tần Thủy Hoàng là người thống nhất Trung Quốc, xây dựng tước hiệu Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Có nhiều đánh giá cho rằng vua Tần Thủy Hoàng như là một bạo chúa.
Tuy nhiên, ông lại có công thống nhất Trung Hoa, là người đầu tiên vẽ lên bản đồ Trung Quốc. Xét về mặt nào đó, Tần Thủy Hoàng là một anh hùng. Và anh hùng thường khó qua ải mỹ nhân. Vậy ai là mỹ nhân nắm giữ trái tim của bạo chúa này?
|
Tần Thủy Hoàng (ảnh minh họa). |
Chuyện dã sử Trung quốc đã xây dựng một giai thoại về chuyện này. Đó là câu chuyên tình trắc trở, đầy sóng gió của Tần Thủy Hoàng Đại Vương của nước Tần và A Phòng một cô gái con một thầy thuốc nước Triệu.
Hai người quen biết nhau từ khi Tần Thủy Hoàng còn ở Hàm Đan Kinh đô nước Triệu. Khi Tần Thủy Hoàng được Lã Bất Vi giúp đỡ, trở về Hàm Dương kinh đô nước Tần thì A Phòng cũng theo cha đến Hàm Dương tìm hoa kim cúc để chế thuốc trường sinh, hai người gặp lại nhau. Tần Thủy Hoàng dưới danh nghĩa một anh thợ mộc đã ngỏ lời muốn kết hôn cùng A Phòng và đã được A Phòng nhận lời.
Tình yêu của họ đã gặp muôn vàn trắc trở. Thái hậu Trịnh Cơ mẹ của Tần Thủy Hoàng và Lã Bất Vi tướng quốc nước Tần (thực ra là cha đẻ của Tần Thủy Hoàng) muốn Tần Thủy Hoàng lấy công chúa một nước khác để dùng thủ đoạn lấy hôn nhân liên kết chính trị. Bởi vậy thế lực này đã tìm mọi cách ngăn cản tình yêu của họ, thậm chí đã nhiều lần định giết cả A Phòng.
Trong khi đó các nước khác như: Triệu, Sở, Hàn, Ngụy, Vệ… vì ôm hận phục thù nên muốn tìm mọi cách để ám sát Tần Thủy Hoàng. Lợi dụng việc Trường Lạc công chúa nước Triệu có dung mạo giống hệt như A Phòng, họ đưa cô đến để đóng giả làm A Phòng hòng ám sát Tần Thủy Hoàng. Nhưng không may công chúa lại bị tay chân của Đồng Thái thú giết chết vì chúng tưởng cô là A Phòng.
Tần Thủy Hoàng vô cùng đau khổ trước cái chết của Trường Lạc công chúa mà Tần Thủy Hoàng tưởng là A Phòng nên đã cho thi hài công chúa vào một quan tài pha lê chờ người mang thuốc đến cứu chữa.
Trong khi đó các nước kia khống chế và lợi dụng A Phòng (thật), họ đã tìm cách làm cô quên mất quá khứ, khống chế cô, hòng dùng cô đi ám sát Tần Thủy Hoàng.
Nhờ Hoa Dương lão Thái Hậu bà của Tần Thủy Hoàng hát lại một bài hát cũ mà họ đã từng hát với nhau khi xưa, A Phòng mới bừng tỉnh. Hai người nhận ra nhau, tình yêu tưởng như đã đến với họ.
Đúng lúc đó, khi Tần Thủy Hoàng quyết định đi đánh chiếm các nước khác nhằm thống nhất Trung Nguyên . A Phòng vì khuyên ngăn không được đã tự vẫn….
Để tưởng nhớ mỹ nhân, Tần Thủy Hoàng đã cho xây một cung điện nguy nga mang tên người đẹp Cung A Phòng.
Cung A Phòng được xây dựng bên bờ sông Vị, để nghỉ mát trong những ngày hè, với 700 cung thất. Để xây dựng cung A phòng, nhân công phải chở đá từ các núi phương Bắc xuống, chở gỗ ở các rừng phương Nam lên.
Riêng việc chuyên chở vật liệu phục vụ xây dựng đã phải sử dụng 700 ngàn dân phu và tù nhân.Trong số ấy hàng ngàn người đã phải bỏ mạng vì tai nạn bệnh tật vì đời sống kham khổ của kiếp nô lệ và công việc nhọc nhằn.
|
Ảnh minh họa. |
Cung A Phòng được kiến trúc rất quy mô, phòng lầu san sát, tất cả đều được chạm trổ với những nét điêu khắc và hoa văn rất độc đáo với diện tích chiếm hơn ba trăm dặm, tương đương một trăm năm mươi dặm Anh. Có tác giả đã cho rằng: “Các công trình xây dựng hiện đại ngày nay, dù quy mô đến mấy cũng không sao sánh được với Cung A Phòng”.
Không còn Cung A Phòng, tất cả những mỹ nhân khác dù có đẹp đến mấy cũng chỉ xứng làm trò tiêu khiển. Tương truyền, mỗi buổi chiều Doanh chính ngồi trên một chiếc xe dê, các cung tần mỹ nữ ăn mặc đẹp đẽ khêu gợi đứng ở cửa phòng, tay cầm một nhành lá dâu non để nhử con dê đó.
Khi con dê ăn lá dâu của ai thì đêm đó Doanh chính ngủ tại phòng của mỹ nữ ấy. Và ngày hôm sau lại từ đó mà xe dê đi tiếp, khi hết vòng sẽ quay lại từ đầu.
Chính vì vậy mà hàng ngàn cô mỹ nữ đã chết già không hề nếm ngửi được một chút mùi đàn ông nào trong suốt cuộc đời, giữa những lầu son gác tía này.
Và có vẻ như cái chết của Cung A Phòng góp phần không nhỏ biến Tần Thủy Hoàng thành ông vua đam mê quyền lực, làm tất cả để chứng tỏ quyền lực của bản thân và trở nên tàn bạo bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa.