Hoàng Thái hậu Từ Dũ (hay Từ Dụ) tên húy là Phạm Thị Hằng, sinh năm 1810 tại Gò Công, tỉnh Tiền Giang là con của Lễ bộ Thượng thư Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng.Sinh thời bà là quý phi của Hoàng đế Thiệu Trị, mẹ ruột của Hoàng đế Tự Đức. Khi còn sống, bà chưa từng lên ngôi hoàng hậu nhưng lần lượt được tôn làm Hoàng Thái hậu, Thái Hoàng Thái hậu rồi Thái Thái Hoàng Thái hậu.Khi vua Thiệu Trị còn sống, với cương vị là vợ, bà luôn ghi nhớ để khi vua hỏi là thuật lại, không sai một chữ. Khi ông đọc sách đến nửa đêm chưa ngủ, bà vẫn thức hầu không biết mỏi mệt.Khi vua Thiệu Trị mất, bà một lòng một dạ dạy bảo vua Tự Đức. Theo sách Chín đời chúa, mười ba đời vua Nguyễn, tuy chủ trương không xen vào việc triều chính, bà Từ Dũ vẫn luôn ở bên con để bảo ban, khuyên nhủ đạo lý làm vua.
Bà thường hỏi vua Tự Đức nhiều chuyện từ việc quốc gia đại sự đến việc thường ngày trong bàn dân thiên hạ, rồi ban dạy cho con những điều hay lẽ phải. Tất cả những lời dạy của bà Từ Dũ đã được Vua Tự Đức cho khắc in lại gọi là Từ huấn lục (lời giáo huấn của mẹ hiền).Bà thường nhắc nhở vua Tự Đức phải cân nhắc, soi xét thật kỹ càng, khi bổ dụng các quan lại “phải dùng những ông quan thanh liêm, có lòng nhân nghĩa để lương dân bớt khổ”.Thấy vua mê săn bắn, bà nhắc nhở: “Vật cũng như người, bắn chết con trống thời (thì) con mái thương nhớ, bắn con thời con mẹ thảm buồn, rứa thời bắn mà làm chi? Muốn tập bắn thời bắn súng điểu thương cho quen, bắn bia hay hơn. Tự hậu phải bớt bớt đi, chẳng nên sát hại sanh vật”.Có lần vua Tự Đức mải vui nên bỏ buổi ngự triều. Bà giận lắm, sai người đóng cửa cung Diên Thọ. Nhà vua phải đứng chờ cả tiếng đồng hồ, sau bà mới cho gọi vào và dạy: Nước đang có nhiều việc rối, Hoàng đế đã không lo lắng mà còn vui chơi được sao? Biết lỗi với ta chỉ là phụ, biết lỗi với dân mới là chính".Có lần cùng Vua xem hát bội, thấy diễn vở chém giết, bà cũng nghiêm túc nhắc nhở: “Sao lại diễn ra quá kỹ cái trò thất đức như vậy? Con giết cha, anh giết em thì còn gì là đạo lý nữa? Nước mình khác, nước người khác, không được bắt chước mà diễn xằng bậy!”. Không chỉ nghiêm khắc trong việc dạy bảo Vua, bà còn là người sống giản dị, tiết kiệm. Khi cung nhân dâng đèn sáp để thắp sáng cung Gia Thọ (sau là cung Diên Thọ), bà thường dạy cất bớt đi, khi dồn được số nhiều, bà lại sai người đem vào dự trữ trong kho của triều đình.Khi vào ở tại cung Gia Thọ người ta đã sắm sửa đủ thứ nhưng bà nhất định chối từ. Bà nhất quyết chỉ dùng những thứ đồ cũ đã có từ trước đó.Ngoài đức tính tiết kiệm, bà nổi tiếng là thái hậu rất thương dân. Hàng năm đến lễ mừng thăng cấp, mừng thọ của bà, bà đều tìm cách thoái thác hoặc trì hoãn, thực chất là sợ khổ dân.Bà khuyên triều thần: "một sợi tơ, một hột gạo cũng đều là máu mỡ của dân, cho nên lãng phí đã không ích gì, mà lại đáng tiếc lắm vậy, chi bằng cất vào kho để dùng vào việc nước".Đặc biệt bà luôn ý thức tự nâng cao kiến thức văn hóa, xã hội bằng cách ham thích đọc sách. Nhờ có học mà bà mới có thể trao đổi với nhà vua trong những lúc mẹ con cùng bàn về sử.Hầu như khi đọc đến đoạn sử nào hay bà đều có lời bàn xác đáng. Những lời bàn này không phải không hữu ích cho vua Tự Đức khi nghĩ về đạo trị nước.Thái hậu Từ Dũ mất ngày 12/5/1902, thọ 93 tuổi. Ngày nay, tên bà được đặt cho bệnh viện phụ sản nổi tiếng ở TP.HCM - bệnh viện Từ Dũ.Mời độc giả xem video: Cảnh báo lừa đảo trúng thưởng qua điện thoại. Nguồn: HANOITV.
Hoàng Thái hậu Từ Dũ (hay Từ Dụ) tên húy là Phạm Thị Hằng, sinh năm 1810 tại Gò Công, tỉnh Tiền Giang là con của Lễ bộ Thượng thư Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng.
Sinh thời bà là quý phi của Hoàng đế Thiệu Trị, mẹ ruột của Hoàng đế Tự Đức. Khi còn sống, bà chưa từng lên ngôi hoàng hậu nhưng lần lượt được tôn làm Hoàng Thái hậu, Thái Hoàng Thái hậu rồi Thái Thái Hoàng Thái hậu.
Khi vua Thiệu Trị còn sống, với cương vị là vợ, bà luôn ghi nhớ để khi vua hỏi là thuật lại, không sai một chữ. Khi ông đọc sách đến nửa đêm chưa ngủ, bà vẫn thức hầu không biết mỏi mệt.
Khi vua Thiệu Trị mất, bà một lòng một dạ dạy bảo vua Tự Đức. Theo sách Chín đời chúa, mười ba đời vua Nguyễn, tuy chủ trương không xen vào việc triều chính, bà Từ Dũ vẫn luôn ở bên con để bảo ban, khuyên nhủ đạo lý làm vua.
Bà thường hỏi vua Tự Đức nhiều chuyện từ việc quốc gia đại sự đến việc thường ngày trong bàn dân thiên hạ, rồi ban dạy cho con những điều hay lẽ phải. Tất cả những lời dạy của bà Từ Dũ đã được Vua Tự Đức cho khắc in lại gọi là Từ huấn lục (lời giáo huấn của mẹ hiền).
Bà thường nhắc nhở vua Tự Đức phải cân nhắc, soi xét thật kỹ càng, khi bổ dụng các quan lại “phải dùng những ông quan thanh liêm, có lòng nhân nghĩa để lương dân bớt khổ”.
Thấy vua mê săn bắn, bà nhắc nhở: “Vật cũng như người, bắn chết con trống thời (thì) con mái thương nhớ, bắn con thời con mẹ thảm buồn, rứa thời bắn mà làm chi? Muốn tập bắn thời bắn súng điểu thương cho quen, bắn bia hay hơn. Tự hậu phải bớt bớt đi, chẳng nên sát hại sanh vật”.
Có lần vua Tự Đức mải vui nên bỏ buổi ngự triều. Bà giận lắm, sai người đóng cửa cung Diên Thọ. Nhà vua phải đứng chờ cả tiếng đồng hồ, sau bà mới cho gọi vào và dạy: Nước đang có nhiều việc rối, Hoàng đế đã không lo lắng mà còn vui chơi được sao? Biết lỗi với ta chỉ là phụ, biết lỗi với dân mới là chính".
Có lần cùng Vua xem hát bội, thấy diễn vở chém giết, bà cũng nghiêm túc nhắc nhở: “Sao lại diễn ra quá kỹ cái trò thất đức như vậy? Con giết cha, anh giết em thì còn gì là đạo lý nữa? Nước mình khác, nước người khác, không được bắt chước mà diễn xằng bậy!”.
Không chỉ nghiêm khắc trong việc dạy bảo Vua, bà còn là người sống giản dị, tiết kiệm. Khi cung nhân dâng đèn sáp để thắp sáng cung Gia Thọ (sau là cung Diên Thọ), bà thường dạy cất bớt đi, khi dồn được số nhiều, bà lại sai người đem vào dự trữ trong kho của triều đình.
Khi vào ở tại cung Gia Thọ người ta đã sắm sửa đủ thứ nhưng bà nhất định chối từ. Bà nhất quyết chỉ dùng những thứ đồ cũ đã có từ trước đó.
Ngoài đức tính tiết kiệm, bà nổi tiếng là thái hậu rất thương dân. Hàng năm đến lễ mừng thăng cấp, mừng thọ của bà, bà đều tìm cách thoái thác hoặc trì hoãn, thực chất là sợ khổ dân.
Bà khuyên triều thần: "một sợi tơ, một hột gạo cũng đều là máu mỡ của dân, cho nên lãng phí đã không ích gì, mà lại đáng tiếc lắm vậy, chi bằng cất vào kho để dùng vào việc nước".
Đặc biệt bà luôn ý thức tự nâng cao kiến thức văn hóa, xã hội bằng cách ham thích đọc sách. Nhờ có học mà bà mới có thể trao đổi với nhà vua trong những lúc mẹ con cùng bàn về sử.
Hầu như khi đọc đến đoạn sử nào hay bà đều có lời bàn xác đáng. Những lời bàn này không phải không hữu ích cho vua Tự Đức khi nghĩ về đạo trị nước.
Thái hậu Từ Dũ mất ngày 12/5/1902, thọ 93 tuổi. Ngày nay, tên bà được đặt cho bệnh viện phụ sản nổi tiếng ở TP.HCM - bệnh viện Từ Dũ.
Mời độc giả xem video: Cảnh báo lừa đảo trúng thưởng qua điện thoại. Nguồn: HANOITV.