Hình tượng rồng trên lan can bằng đá của chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). Với gần 2.000 năm lịch sử, chùa Dâu chính là ngôi chùa lâu đời nhất Việt Nam.Đồ án “lưỡng long hiến châu” trên cột đá chùa Dạm, di vật quan trọng nhất còn được lưu giữ ở chùa Dạm (TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh). Hiện vật có từ thời nhà Lý này đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào năm 2017.Tượng rồng đá ở cầu ngói chùa Thầy (huyện Quốc Oai, TP Hà Nội). Chùa Thầy có lịch sử hình thành từ thời nhà Lý. Tương truyền, chùa được xây trên một thế đất hình rồng. Mọi yếu tố liên quan đến ngôi chùa đều góp phần tạo nên một con rồng hoàn chỉnh.Hình ảnh rồng được chạm trên lan can của cây cầu đá chùa Bút Tháp (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Chùa Bút Tháp có từ thời vua Trần Thánh Tông (1258-1278), nổi tiếng với kiến trúc hoàn mỹ và những tác phẩm điêu khắc độc đáo.Hình tượng rồng trên đầu đao chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, TP Hà Nội). Ngôi chùa này là một công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc tiêu biểu cho mỹ thuật Việt Nam thời Hậu Lê (thế kỷ 17-18). Chùa nổi tiếng cả nước với bộ tượng "18 vị La Hán chùa Tây Phương".Đồ án "lưỡng long chầu nguyệt" trên mái chùa Phổ Minh (TP Nam Định, tỉnh Nam Định). Chùa được xây dựng vào triều Lý và mở rộng vào triều Trần, là nơi lưu giữ được nhiều dấu tích nghệ thuật quý giá thời Trần.Hình tượng rồng trên cấu trúc gỗ của chùa Keo (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình). Chùa Keo Thái Bình được khởi dựng từ thời Lý, là một trong số ít ngôi chùa của Việt Nam còn giữ được kiến trúc nguyên bản có từ 400 năm trước.Hình rồng ở lan can cầu Cuốn - cây cầu dẫn vào chính điện chùa Cổ Lễ (huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định). Ngôi chùa này hình thành vào thời vua Lý Thần Tông (thế kỷ 12), được xây dựng lại vào đầu thế kỷ 20 với lối kiến trúc Đông - Tây kết hợp đặc sắc.Cổng "Long Môn - Hổ Bảng" ở đền Ngọc Sơn (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội). Nằm ở hồ Gươm - "trái tim" của Thủ đô Hà Nội - đền Ngọc Sơn có lịch sử hình thành vào thời Lý, được coi là ngôi đền nổi tiếng bậc nhất Việt Nam.Cặp rồng đá thành bậc đền Thượng, hay đền An Dương Vương, ở khu di tích Cổ Loa (huyện Đông Anh, TP Hà Nội). Hiện vật này được tạo tác vào năm 1732, thời Lê Trung hưng, đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào tháng 1/2024.Cặp rồng đá thành bậc ở đền Đô (TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Đền Đô được vua Lý Thái Tông cho xây vào năm 1030, là nơi thờ 8 vị vua đầu tiên của nhà Lý. Đây là ngôi đền quan trọng nhất của triều đại đã dời đô về Thăng Long.Hình tượng rồng trên cấu trúc gỗ của đình Bảng (TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Đình được xây dựng từ năm 1700 (thời Hậu Lê), đến năm 1736 mới hoàn thành, là ngôi đình cổ đẹp nhất còn được gìn giữ ở Việt Nam.
Hình tượng rồng trên lan can bằng đá của chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). Với gần 2.000 năm lịch sử, chùa Dâu chính là ngôi chùa lâu đời nhất Việt Nam.
Đồ án “lưỡng long hiến châu” trên cột đá chùa Dạm, di vật quan trọng nhất còn được lưu giữ ở chùa Dạm (TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh). Hiện vật có từ thời nhà Lý này đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào năm 2017.
Tượng rồng đá ở cầu ngói chùa Thầy (huyện Quốc Oai, TP Hà Nội). Chùa Thầy có lịch sử hình thành từ thời nhà Lý. Tương truyền, chùa được xây trên một thế đất hình rồng. Mọi yếu tố liên quan đến ngôi chùa đều góp phần tạo nên một con rồng hoàn chỉnh.
Hình ảnh rồng được chạm trên lan can của cây cầu đá chùa Bút Tháp (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Chùa Bút Tháp có từ thời vua Trần Thánh Tông (1258-1278), nổi tiếng với kiến trúc hoàn mỹ và những tác phẩm điêu khắc độc đáo.
Hình tượng rồng trên đầu đao chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, TP Hà Nội). Ngôi chùa này là một công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc tiêu biểu cho mỹ thuật Việt Nam thời Hậu Lê (thế kỷ 17-18). Chùa nổi tiếng cả nước với bộ tượng "18 vị La Hán chùa Tây Phương".
Đồ án "lưỡng long chầu nguyệt" trên mái chùa Phổ Minh (TP Nam Định, tỉnh Nam Định). Chùa được xây dựng vào triều Lý và mở rộng vào triều Trần, là nơi lưu giữ được nhiều dấu tích nghệ thuật quý giá thời Trần.
Hình tượng rồng trên cấu trúc gỗ của chùa Keo (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình). Chùa Keo Thái Bình được khởi dựng từ thời Lý, là một trong số ít ngôi chùa của Việt Nam còn giữ được kiến trúc nguyên bản có từ 400 năm trước.
Hình rồng ở lan can cầu Cuốn - cây cầu dẫn vào chính điện chùa Cổ Lễ (huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định). Ngôi chùa này hình thành vào thời vua Lý Thần Tông (thế kỷ 12), được xây dựng lại vào đầu thế kỷ 20 với lối kiến trúc Đông - Tây kết hợp đặc sắc.
Cổng "Long Môn - Hổ Bảng" ở đền Ngọc Sơn (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội). Nằm ở hồ Gươm - "trái tim" của Thủ đô Hà Nội - đền Ngọc Sơn có lịch sử hình thành vào thời Lý, được coi là ngôi đền nổi tiếng bậc nhất Việt Nam.
Cặp rồng đá thành bậc đền Thượng, hay đền An Dương Vương, ở khu di tích Cổ Loa (huyện Đông Anh, TP Hà Nội). Hiện vật này được tạo tác vào năm 1732, thời Lê Trung hưng, đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào tháng 1/2024.
Cặp rồng đá thành bậc ở đền Đô (TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Đền Đô được vua Lý Thái Tông cho xây vào năm 1030, là nơi thờ 8 vị vua đầu tiên của nhà Lý. Đây là ngôi đền quan trọng nhất của triều đại đã dời đô về Thăng Long.
Hình tượng rồng trên cấu trúc gỗ của đình Bảng (TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Đình được xây dựng từ năm 1700 (thời Hậu Lê), đến năm 1736 mới hoàn thành, là ngôi đình cổ đẹp nhất còn được gìn giữ ở Việt Nam.