Dân "tuyệt phích" (“turfiste - dân cá ngựa) đặt cược tiền tại trường đua Phú Thọ, TP. HCM năm 1992. Ảnh: Gysembergh Benoit / Paris Match via Getty Images.Một "nài lang" nhỏ tuổi đang cân trọng lượng trước cuộc đua. Nài ngựa không được nặng quá 40 kg, do vậy trẻ em thường đảm nhận vai trò này.Một nàì ngựa đã chuẩn bị xong xuôi, ngồi trong phòng chờ. Các nài ngựa mặc đồng phục chỉnh tề theo quy cách châu Âu với quần trắng áo màu, đầu đội mũ bảo hộ, tay cầm roi.Các nài ngựa đã tụ họp đông đủ. Dù còn ít tuổi, nài ngựa phải có tính can đảm, gan lì và "kinh nghiệm trận mạc" để điều khiển ngựa trên trường đua trước sự cổ vũ của hàng ngàn khán giả.Một chú ngựa đua trong chuồng. Ngựa ở trường đua Phú Thọ đa phần là ngựa nhỏ, hay còn gọi là ngựa cỏ, trọng lượng dưới 250 kg, không kham nổi nài ngựa "người lớn" như ngựa bên trời Tây.Trước khi cuộc đua bắt đầu, các nài cho ngựa dạo vài vòng chào khán giả, cho dân cá cược "so chân".Cuộc đua diễn ra gay cấn trong bầu không khí náo nhiệt của trường đua.Thành tích của mỗi "chiến mã" được cập nhật trên bảng điểm sau từng vòng đua.Cuộc đua kết thúc, các nài ngựa thu dọn đồ nghề ra về.Người chiến thắng với các phần thưởng trên tay.Được người Pháp xây năm 1932, Phú Thọ từng là trường đua ngựa lớn nhất nhì châu Á. Sau ngày giải phóng, trường đua dừng hoạt động 14 năm rồi được phục hồi dưới tên gọi CLB thể thao Phú Thọ. Đến tháng 6/2011, trường đua bị đóng cửa để xây dựng trung tâm huấn luyện và thi đấu thể thao thành tích cao.Mời quý độc giả xem video: Hoài niệm Sài Gòn xưa | VTV24.
Dân "tuyệt phích" (“turfiste - dân cá ngựa) đặt cược tiền tại trường đua Phú Thọ, TP. HCM năm 1992. Ảnh: Gysembergh Benoit / Paris Match via Getty Images.
Một "nài lang" nhỏ tuổi đang cân trọng lượng trước cuộc đua. Nài ngựa không được nặng quá 40 kg, do vậy trẻ em thường đảm nhận vai trò này.
Một nàì ngựa đã chuẩn bị xong xuôi, ngồi trong phòng chờ. Các nài ngựa mặc đồng phục chỉnh tề theo quy cách châu Âu với quần trắng áo màu, đầu đội mũ bảo hộ, tay cầm roi.
Các nài ngựa đã tụ họp đông đủ. Dù còn ít tuổi, nài ngựa phải có tính can đảm, gan lì và "kinh nghiệm trận mạc" để điều khiển ngựa trên trường đua trước sự cổ vũ của hàng ngàn khán giả.
Một chú ngựa đua trong chuồng. Ngựa ở trường đua Phú Thọ đa phần là ngựa nhỏ, hay còn gọi là ngựa cỏ, trọng lượng dưới 250 kg, không kham nổi nài ngựa "người lớn" như ngựa bên trời Tây.
Trước khi cuộc đua bắt đầu, các nài cho ngựa dạo vài vòng chào khán giả, cho dân cá cược "so chân".
Cuộc đua diễn ra gay cấn trong bầu không khí náo nhiệt của trường đua.
Thành tích của mỗi "chiến mã" được cập nhật trên bảng điểm sau từng vòng đua.
Cuộc đua kết thúc, các nài ngựa thu dọn đồ nghề ra về.
Người chiến thắng với các phần thưởng trên tay.
Được người Pháp xây năm 1932, Phú Thọ từng là trường đua ngựa lớn nhất nhì châu Á. Sau ngày giải phóng, trường đua dừng hoạt động 14 năm rồi được phục hồi dưới tên gọi CLB thể thao Phú Thọ. Đến tháng 6/2011, trường đua bị đóng cửa để xây dựng trung tâm huấn luyện và thi đấu thể thao thành tích cao.
Mời quý độc giả xem video: Hoài niệm Sài Gòn xưa | VTV24.