1. Trong khuôn viên Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (đường Võ Văn Tần, phường 6, Quận 3, TP HCM) có một công trình kiến trúc cổ rất độc đáo. Đó là một tháp nước cổ đồ sộ, được xây dựng ở nơi đây từ thời Pháp thuộc.Tháp mang phong cách kiến trúc Pháp, được xây làm ba tầng, trong đó tầng 3 là nơi đặt bể nước, có lan can bao quanh. Chân tháp được ốp đá với một cổng vào.Dù chỉ nằm cách một địa điểm rất nổi tiếng của TP HCM là hồ Con Rùa khoảng 100m, nhưng rất ít người biết đến sự tồn tại của tháp nước cổ này.2. Nằm tại ngã sáu của các phố cổ Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Quán Thánh và đường Phan Đình Phùng, tháp nước Hàng Đậu được xây dựng năm 1894, là một trong những công trình kiến trúc cổ xưa nhất của Hà Nội.Đây là một tháp chứa nước trong hệ thống cung cấp nước đô thị được xây dựng từ cuối thế kỷ 19 ở Hà Nội. Về tổng thể, tháp được xây ba tầng, hình tròn, đường kính 19 mét, tường cao khoảng 21 mét, kể cả nóc là 25 mét, hình chóp nón.Vì phải chịu tải trọng của một khối nước có trọng lượng tương đương 1.250 tấn nên tháp Hàng Đậu được xây kiên cố như một pháo đài. Đá tảng dùng để xây tháp nước Hàng Đậu chính là đá lấy từ thành cổ Hà Nội, do cô Tư Hồng thầu phá khoảng năm 1893 - 1894.3. Soi bóng xuống sông Cà Ty từ công viên trung tâm thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận), tháp nước Phan Thiết là một công trình kiến trúc độc đáo và có lịch sử đặc biệt của thành phố biển nổi tiếng miền Trung.Tòa tháp nước cao 32 mét, mang những đường nét kiến trúc phương Đông, được xây dựng từ năm 1928 - 1934. Người thiết kế tháp nước Phan Thiết chính là Hoàng thân Souphanouvong (1909 - 1995), nguyên Chủ tịch nước CHDCND Lào, khi đó là Kiến trúc sư trưởng Khu Công chánh Nha Trang.Ngày nay,tháp nước Phan Thiết đã trở thành biểu tượng của thành phố Phan Thiết. Bên cạnh đó, tháp cũng được coi là một chứng nhân cho mối quan hệ keo sơn Việt Lào.4. Nằm ở giao điểm giữa đường 27 tháng 4 và Cách Mạng Tháng Tám ở ngay trung tâm TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Nhà Tròn là tên gọi của một di tích gắn liền với lịch sử của thành phố vùng Đông Nam Bộ này.Tên gọi của Nhà Tròn Bà Rịa xuất phát từ hình dáng đặc trưng của công trình là hình trụ tròn cao 20 mét, vốn là tháp nước hay lầu nước (Chatoau deau) được chính quyền Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ 20.Sau nhiều thăng trầm lịch sử, hiện nay Nhà Tròn được chính quyền và nhân dân địa phương tôn tạo tu bổ, gìn giữ và bảo vệ, trở thành một tụ điểm sinh hoạt văn hóa của người dân.5. Nằm bên công viên Trung tâm của thành phố Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi), tháp nước Quảng Ngãi là một trong những tháp nước cổ hiếm hoi còn tồn tại ở Việt Nam. Công trình này được xây dựng cuối thập niên 1920 ở đầu khu Xóm Mới để cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân địa phương.Tháp nước cao khoảng 20 mét, gồm hai phần thân tháp và bể chứa nước, được xây dựng bằng bê tông cốt thép theo kỹ thuật tiên tiến của người Pháp thời bấy giờ. Nét đặc sắc trong kiến trúc của tháp nước cổ này là những họa tiết mang tính chất Á Đông.Trong suốt nhiều thế hệ, tháp nước Quảng Ngãi đã đóng vai trò một công trình mang tính điểm nhấn của phố thị Quảng Ngãi. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, tòa tháp cổ kính vẫn đứng sừng sững như một chứng nhân lịch sử giữa thành phố miềnTtrung đang thay da đổi thịt hàng ngày.
1. Trong khuôn viên Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (đường Võ Văn Tần, phường 6, Quận 3, TP HCM) có một công trình kiến trúc cổ rất độc đáo. Đó là một tháp nước cổ đồ sộ, được xây dựng ở nơi đây từ thời Pháp thuộc.
Tháp mang phong cách kiến trúc Pháp, được xây làm ba tầng, trong đó tầng 3 là nơi đặt bể nước, có lan can bao quanh. Chân tháp được ốp đá với một cổng vào.
Dù chỉ nằm cách một địa điểm rất nổi tiếng của TP HCM là hồ Con Rùa khoảng 100m, nhưng rất ít người biết đến sự tồn tại của tháp nước cổ này.
2. Nằm tại ngã sáu của các phố cổ Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Quán Thánh và đường Phan Đình Phùng, tháp nước Hàng Đậu được xây dựng năm 1894, là một trong những công trình kiến trúc cổ xưa nhất của Hà Nội.
Đây là một tháp chứa nước trong hệ thống cung cấp nước đô thị được xây dựng từ cuối thế kỷ 19 ở Hà Nội. Về tổng thể, tháp được xây ba tầng, hình tròn, đường kính 19 mét, tường cao khoảng 21 mét, kể cả nóc là 25 mét, hình chóp nón.
Vì phải chịu tải trọng của một khối nước có trọng lượng tương đương 1.250 tấn nên tháp Hàng Đậu được xây kiên cố như một pháo đài. Đá tảng dùng để xây tháp nước Hàng Đậu chính là đá lấy từ thành cổ Hà Nội, do cô Tư Hồng thầu phá khoảng năm 1893 - 1894.
3. Soi bóng xuống sông Cà Ty từ công viên trung tâm thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận), tháp nước Phan Thiết là một công trình kiến trúc độc đáo và có lịch sử đặc biệt của thành phố biển nổi tiếng miền Trung.
Tòa tháp nước cao 32 mét, mang những đường nét kiến trúc phương Đông, được xây dựng từ năm 1928 - 1934. Người thiết kế tháp nước Phan Thiết chính là Hoàng thân Souphanouvong (1909 - 1995), nguyên Chủ tịch nước CHDCND Lào, khi đó là Kiến trúc sư trưởng Khu Công chánh Nha Trang.
Ngày nay,tháp nước Phan Thiết đã trở thành biểu tượng của thành phố Phan Thiết. Bên cạnh đó, tháp cũng được coi là một chứng nhân cho mối quan hệ keo sơn Việt Lào.
4. Nằm ở giao điểm giữa đường 27 tháng 4 và Cách Mạng Tháng Tám ở ngay trung tâm TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Nhà Tròn là tên gọi của một di tích gắn liền với lịch sử của thành phố vùng Đông Nam Bộ này.
Tên gọi của Nhà Tròn Bà Rịa xuất phát từ hình dáng đặc trưng của công trình là hình trụ tròn cao 20 mét, vốn là tháp nước hay lầu nước (Chatoau deau) được chính quyền Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ 20.
Sau nhiều thăng trầm lịch sử, hiện nay Nhà Tròn được chính quyền và nhân dân địa phương tôn tạo tu bổ, gìn giữ và bảo vệ, trở thành một tụ điểm sinh hoạt văn hóa của người dân.
5. Nằm bên công viên Trung tâm của thành phố Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi), tháp nước Quảng Ngãi là một trong những tháp nước cổ hiếm hoi còn tồn tại ở Việt Nam. Công trình này được xây dựng cuối thập niên 1920 ở đầu khu Xóm Mới để cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân địa phương.
Tháp nước cao khoảng 20 mét, gồm hai phần thân tháp và bể chứa nước, được xây dựng bằng bê tông cốt thép theo kỹ thuật tiên tiến của người Pháp thời bấy giờ. Nét đặc sắc trong kiến trúc của tháp nước cổ này là những họa tiết mang tính chất Á Đông.
Trong suốt nhiều thế hệ, tháp nước Quảng Ngãi đã đóng vai trò một công trình mang tính điểm nhấn của phố thị Quảng Ngãi. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, tòa tháp cổ kính vẫn đứng sừng sững như một chứng nhân lịch sử giữa thành phố miềnTtrung đang thay da đổi thịt hàng ngày.