Nằm trong ngõ Liên Phái, phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, chùa Liên Phái là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất của kinh thành Thăng Long xưa. Phía sau chùa là khu vườn tháp với 9 ngôi tháp trên một gò đất cao.Ở trung tâm của vườn tháp là tháp Cửu Sinh, một tòa tháp có niên đại gần 300 năm. Đây là ngôi tháp cổ nhất được biết đến trong nội thành Hà Nội ngày nay.Tháp được xây bằng đá xanh, mặt bằng hình tứ giác, có 5 tầng, chiều cao khoảng 6 mét.Tầng dưới cùng là chân đế. Tầng này chia làm ba cấp, thu hẹp dần từ dưới lên trên, không có trang trí gì.Tầng hai của tòa tháp cổ chia ra làm ba phần, tập trung rất nhiều họa tiết trang trí. Phần trên và dưới nhô ra như đài sen với viền là các cánh sen chạm nổi.Cánh sen được tạo hình chắc khỏe, gẫy gọn, thân cánh sen hai lớp, giữa có hoa văn xoắn hình đao lửa.Giữa hai tầng cánh sen là bốn mặt phẳng, mỗi mặt được chạm khắc hình cặp lân chầu ở hai bên, ở giữa là hoa sen, cùng các họa tiết hoa lá.Hình tượng lân rất sinh động, không con nào giống con nào.Hình tượng sen mềm mại và tinh tế.Hệ thống họa tiết và cách dựng hình ở đây thể hiện những đặc trưng của nghệ thuật chạm khắc thời Hậu Lê.Ở tầng ba của tháp, mặt trước có vòm cửa thông với lòng tháp. Viền cửa chạm khắc tỉ mỉ với hai câu đối ở hai bên, mí cửa trang trí hoa lá. Bên trong lòng tháp có bài vị của Tổ Cửu Sinh.Ba mặt còn lại của tầng ba khắc các chữ Phạn lớn.Ở tầng bốn, mặt trước khắc chữ Nho ghi tên tháp, ba mặt còn lại để trống.Tầng năm, mặt trước khắc hoa sen, ba mặt còn lại để trống.Phần trên cùng của tháp là một mái vòm mềm mại, trên đỉnh là bầu nước Cam Lồ.Không chỉ là tóa tháp cổ nhất, tháp Cửu Sinh của chùa Liên Phái còn là tòa tháp có lai lịch rõ ràng nhất của Hà Nội.Nguồn gốc của tháp được sử chép như sau: Trịnh Thập sinh năm 1696, là con trai Tấn Quang Vương Trịnh Bính. Trịnh Thập lấy con gái thứ tư vua Lê Hy Tông (1676-1705) được lập phủ riêng ở phường Hồng Mai (sau đổi tên là Bạch Mai).Một lần, Trịnh Thập cho đào đất ở gò cao sau nhà để xây bể cạn thì thấy trong lòng đất có một cái ngó sen (không thấy nói là bằng chất liệu gì). Trịnh Thập cho đó là dấu hiệu của Phật và tin rằng mình có duyên với đạo Phật.Ông bèn biến phủ đệ của mình thành chùa gọi là chùa Liên Tông, gọt tóc đi tu đồng thời trở thành vị tổ thứ nhất của chùa này.Trịnh Thập mất năm 37 tuổi (1733) hài cốt được táng trong ngôi tháp xây ở giữa gò – được gọi là tháp Cửu Sinh - nơi dạo trước đã đào được ngó sen.Dù có một lịch sử rất đặc biệt, nhưng ngày nay không nhiều người biết đến tháp Cửu Sinh, có lẽ do tòa tháp nằm ở một vị trí khá khuất, lại bị danh tiếng của tháp Diệu Quang (tòa tháp cổ cao nhất Hà Nội, nằm ở trước sân chùa Liên Phái) che khuất…Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm trong ngõ Liên Phái, phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, chùa Liên Phái là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất của kinh thành Thăng Long xưa. Phía sau chùa là khu vườn tháp với 9 ngôi tháp trên một gò đất cao.
Ở trung tâm của vườn tháp là tháp Cửu Sinh, một tòa tháp có niên đại gần 300 năm. Đây là ngôi tháp cổ nhất được biết đến trong nội thành Hà Nội ngày nay.
Tháp được xây bằng đá xanh, mặt bằng hình tứ giác, có 5 tầng, chiều cao khoảng 6 mét.
Tầng dưới cùng là chân đế. Tầng này chia làm ba cấp, thu hẹp dần từ dưới lên trên, không có trang trí gì.
Tầng hai của tòa tháp cổ chia ra làm ba phần, tập trung rất nhiều họa tiết trang trí. Phần trên và dưới nhô ra như đài sen với viền là các cánh sen chạm nổi.
Cánh sen được tạo hình chắc khỏe, gẫy gọn, thân cánh sen hai lớp, giữa có hoa văn xoắn hình đao lửa.
Giữa hai tầng cánh sen là bốn mặt phẳng, mỗi mặt được chạm khắc hình cặp lân chầu ở hai bên, ở giữa là hoa sen, cùng các họa tiết hoa lá.
Hình tượng lân rất sinh động, không con nào giống con nào.
Hình tượng sen mềm mại và tinh tế.
Hệ thống họa tiết và cách dựng hình ở đây thể hiện những đặc trưng của nghệ thuật chạm khắc thời Hậu Lê.
Ở tầng ba của tháp, mặt trước có vòm cửa thông với lòng tháp. Viền cửa chạm khắc tỉ mỉ với hai câu đối ở hai bên, mí cửa trang trí hoa lá. Bên trong lòng tháp có bài vị của Tổ Cửu Sinh.
Ba mặt còn lại của tầng ba khắc các chữ Phạn lớn.
Ở tầng bốn, mặt trước khắc chữ Nho ghi tên tháp, ba mặt còn lại để trống.
Tầng năm, mặt trước khắc hoa sen, ba mặt còn lại để trống.
Phần trên cùng của tháp là một mái vòm mềm mại, trên đỉnh là bầu nước Cam Lồ.
Không chỉ là tóa tháp cổ nhất, tháp Cửu Sinh của chùa Liên Phái còn là tòa tháp có lai lịch rõ ràng nhất của Hà Nội.
Nguồn gốc của tháp được sử chép như sau: Trịnh Thập sinh năm 1696, là con trai Tấn Quang Vương Trịnh Bính. Trịnh Thập lấy con gái thứ tư vua Lê Hy Tông (1676-1705) được lập phủ riêng ở phường Hồng Mai (sau đổi tên là Bạch Mai).
Một lần, Trịnh Thập cho đào đất ở gò cao sau nhà để xây bể cạn thì thấy trong lòng đất có một cái ngó sen (không thấy nói là bằng chất liệu gì). Trịnh Thập cho đó là dấu hiệu của Phật và tin rằng mình có duyên với đạo Phật.
Ông bèn biến phủ đệ của mình thành chùa gọi là chùa Liên Tông, gọt tóc đi tu đồng thời trở thành vị tổ thứ nhất của chùa này.
Trịnh Thập mất năm 37 tuổi (1733) hài cốt được táng trong ngôi tháp xây ở giữa gò – được gọi là tháp Cửu Sinh - nơi dạo trước đã đào được ngó sen.
Dù có một lịch sử rất đặc biệt, nhưng ngày nay không nhiều người biết đến tháp Cửu Sinh, có lẽ do tòa tháp nằm ở một vị trí khá khuất, lại bị danh tiếng của tháp Diệu Quang (tòa tháp cổ cao nhất Hà Nội, nằm ở trước sân chùa Liên Phái) che khuất…
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.