Tham quan Hòa Thân được người đời nhớ đến là một trong những người giàu nhất trong lịch sử nhà Thanh. Thậm chí, một số chuyên gia ước tính tài sản của ông chỉ kém hoàng đế Càn Long. Theo sử sách, khi Hòa Thân bị hoàng đế Gia Khánh tịch thu tài sản, trong nhà của tham quan này có tới 268 tấn vàng.Đây là một con số "khủng" khiến nhiều người bất ngờ vì thu nhập của một quan viên bình thường khó có thể đạt được. Số của cải của Hòa Thân lớn như trên cho thấy ông đã thực hiện nhiều cách kiếm tiền để có gia sản kếch xù. Trong số này, phần lớn gia sản của Hòa Thân đến từ việc tham ô, nhận hối lộ.Là người được hoàng đế Càn Long tin tưởng và trọng dụng, Hòa Thân lần lượt nắm giữ nhiều chức vụ cao trong triều đình như tổng quản phủ Nội vụ, thượng thư bộ Hộ... Do vậy, không ít quan viên trong triều tìm cách lấy lòng Hòa Thân để thăng quan phát tài.Những quan viên này hối lộ Hòa Thân với những khoản tiền lớn, ngọc ngà châu báu, cổ vật.... nhằm có con đường quan lộ rộng mở. Tương truyền, người nào muốn gặp Hòa Thân thì phải dâng lên ít nhất là 20 vạn lạng bạc. Nếu chỉ có số tiền ít hơn thì người đó chỉ được gặp gia nhân, quản gia của Hòa Thân.Không những vậy, Hòa Thân còn sách nhiễu các quan viên địa phương, ép họ phải dâng lên cho mình những khoản tiền đút lót. Nếu không hối lộ Hòa Thân thì những quan viên đó sẽ khó giữ được chức hoặc không có cơ hội thăng quan tiến chức.Khi giữ chức Hàn Lâm viện trưởng viện học sĩ cai quản việc thi cử, Hòa Thân thực hiện gian lận khi nhận tiền của những gia đình giàu có để con cháu đỗ đạt trong các kỳ thi. Từ đó, những người kém tài nhưng có gia đình giàu có hậu thuẫn thì đều có thể ra làm quan.Thêm nữa, Hòa Thân trực tiếp quản lý việc thu thuế tại Sùng Văn Môn. Viên quan này bắt mọi thương nhân hay người dân bình thường đi qua cổng Sùng Văn Môn đều phải nộp thuế. Nhờ vậy, tham quan này vơ vét thêm được nhiều tiền bạc.Thậm chí, Hòa Thân còn nảy ra ý tưởng "phạt tiền thay tội”. Theo đó, những quan viên phạm tội sẽ có thể nộp tiền phạt để tránh bị trừng trị. Điều này khiến nhiều quan viên nộp khoản tiền lớn để không bị bắt giam, cách chức hay lưu đày, xử tử. Không những vậy, một số quan lại tự nguyện vạch tội nhẹ của bản thân để có cớ nộp tiền cho Hòa Thân. Họ làm như vậy để lấy lòng Hòa Thân.Ngoài ra, Hòa Thân còn kinh doanh bằng việc mở các tiệm cầm đồ, bán đồ cổ, tửu lầu… Do được ông hậu thuẫn nên những cửa hàng kinh doanh phát đạt. Hòa Thân còn khiến hậu thế ngỡ ngàng khi ngang nhiên cắt xén các khoản chi tiêu trong cung, ăn chặn một phần đồ tiến cống của các địa phương dâng lên nhà vua.Nhờ những thủ đoạn trên, Hòa Thân sở hữu gia sản kếch xù và tận hưởng cuộc sống vinh hoa phú quý trong suốt nhiều năm. Chỉ khi hoàng đế Gia Khánh lên ngôi và vua Càn Long băng hà, Hòa Thân mới bị bắt giữ và ban chết vì những hành vi phạm pháp đã gây ra.Mời độc giả xem video: Sập nhà hàng tại Trung Quốc, hàng chục người thiệt mạng. Nguồn: THDT.
Tham quan Hòa Thân được người đời nhớ đến là một trong những người giàu nhất trong lịch sử nhà Thanh. Thậm chí, một số chuyên gia ước tính tài sản của ông chỉ kém hoàng đế Càn Long. Theo sử sách, khi Hòa Thân bị hoàng đế Gia Khánh tịch thu tài sản, trong nhà của tham quan này có tới 268 tấn vàng.
Đây là một con số "khủng" khiến nhiều người bất ngờ vì thu nhập của một quan viên bình thường khó có thể đạt được. Số của cải của Hòa Thân lớn như trên cho thấy ông đã thực hiện nhiều cách kiếm tiền để có gia sản kếch xù. Trong số này, phần lớn gia sản của Hòa Thân đến từ việc tham ô, nhận hối lộ.
Là người được hoàng đế Càn Long tin tưởng và trọng dụng, Hòa Thân lần lượt nắm giữ nhiều chức vụ cao trong triều đình như tổng quản phủ Nội vụ, thượng thư bộ Hộ... Do vậy, không ít quan viên trong triều tìm cách lấy lòng Hòa Thân để thăng quan phát tài.
Những quan viên này hối lộ Hòa Thân với những khoản tiền lớn, ngọc ngà châu báu, cổ vật.... nhằm có con đường quan lộ rộng mở. Tương truyền, người nào muốn gặp Hòa Thân thì phải dâng lên ít nhất là 20 vạn lạng bạc. Nếu chỉ có số tiền ít hơn thì người đó chỉ được gặp gia nhân, quản gia của Hòa Thân.
Không những vậy, Hòa Thân còn sách nhiễu các quan viên địa phương, ép họ phải dâng lên cho mình những khoản tiền đút lót. Nếu không hối lộ Hòa Thân thì những quan viên đó sẽ khó giữ được chức hoặc không có cơ hội thăng quan tiến chức.
Khi giữ chức Hàn Lâm viện trưởng viện học sĩ cai quản việc thi cử, Hòa Thân thực hiện gian lận khi nhận tiền của những gia đình giàu có để con cháu đỗ đạt trong các kỳ thi. Từ đó, những người kém tài nhưng có gia đình giàu có hậu thuẫn thì đều có thể ra làm quan.
Thêm nữa, Hòa Thân trực tiếp quản lý việc thu thuế tại Sùng Văn Môn. Viên quan này bắt mọi thương nhân hay người dân bình thường đi qua cổng Sùng Văn Môn đều phải nộp thuế. Nhờ vậy, tham quan này vơ vét thêm được nhiều tiền bạc.
Thậm chí, Hòa Thân còn nảy ra ý tưởng "phạt tiền thay tội”. Theo đó, những quan viên phạm tội sẽ có thể nộp tiền phạt để tránh bị trừng trị. Điều này khiến nhiều quan viên nộp khoản tiền lớn để không bị bắt giam, cách chức hay lưu đày, xử tử. Không những vậy, một số quan lại tự nguyện vạch tội nhẹ của bản thân để có cớ nộp tiền cho Hòa Thân. Họ làm như vậy để lấy lòng Hòa Thân.
Ngoài ra, Hòa Thân còn kinh doanh bằng việc mở các tiệm cầm đồ, bán đồ cổ, tửu lầu… Do được ông hậu thuẫn nên những cửa hàng kinh doanh phát đạt. Hòa Thân còn khiến hậu thế ngỡ ngàng khi ngang nhiên cắt xén các khoản chi tiêu trong cung, ăn chặn một phần đồ tiến cống của các địa phương dâng lên nhà vua.
Nhờ những thủ đoạn trên, Hòa Thân sở hữu gia sản kếch xù và tận hưởng cuộc sống vinh hoa phú quý trong suốt nhiều năm. Chỉ khi hoàng đế Gia Khánh lên ngôi và vua Càn Long băng hà, Hòa Thân mới bị bắt giữ và ban chết vì những hành vi phạm pháp đã gây ra.
Mời độc giả xem video: Sập nhà hàng tại Trung Quốc, hàng chục người thiệt mạng. Nguồn: THDT.