Tương truyền, Tần Thủy Hoàng là vị vua rất thích kiếm, đặc biệt là những "thần kiếm" nổi danh thiên hạ.Chính vì sở thích này mà ông hoàng nhà Tần không ngần ngại sai người đi tìm mộ cổ của những nhân vật nổi tiếng để lấy đi bảo kiếm.Sách “Nguyên hòa quận huyện chí” của nhà sử học, tể tướng thời Đường tên Lý Cát Phủ chép, năm 219 trước Công nguyên có ghi chép về sự việc này.Theo Lý Cát Phủ, Tần Thủy Hoàng đã hạ lệnh cho một đội quân đến Tô Châu (thuộc tỉnh Giang Tô ngày nay) nhằm tìm kiếm vị trí chính xác lăng mộ của Ngô Hạp Lư vì được biết người này mai táng cùng với gần 3.000 thanh kiếm sắc bén, quý hiếm.Trong số các "thần kiếm", Tần Thủy Hoàng rất muốn có được 2 thanh bảo kiếm là Ngư Trường và Mạc Tà vì chúng gắn bó với tên tuổi Hạp Lư trong quá trình gây dựng đất nước. Ngô Hạp Lư là vua đời thứ 24 của nước Ngô và là một trong 5 vị vua xuất chúng nhất thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc.Theo lệnh Tần Thủy Hoàng, hàng trăm binh sĩ đào xới, truy lùng nhiều địa điểm ở Tô Châu để tìm ra nơi chôn cất Ngô Hạp Lư. Thế nhưng, dù tốn nhiều tiền bạc và nhân lực nhưng đội tìm kiếm vẫn không tìm ra ngôi mộ.Cuối cùng, quân sĩ nhà Tần quy về bẩm báo với Tần Thủy Hoàng là không hoàn thành nhiệm vụ. Dù tức giận vì không trộm được bảo kiếm trong mộ của Ngô Hạp Lư nhưng Tần Thủy Hoàng cũng đành phải chấp nhận.Trong những năm tiếp theo, Tần Thủy Hoàng cho người đi khắp nơi để tìm kiếm các thanh bảo kiếm của các cao thủ, nhân vật lỗi lạc thời xưa để thỏa niềm đam mê.Nhờ vậy, Tần Thủy Hoàng thu thập được nhiều thanh kiếm quý. Tương truyền, sau khi băng hà, ông hoàng này được chôn cùng nhiều bảo kiếm mà lúc sinh thời rất yêu thích.Do vậy, giới khảo cổ tiến hành cuộc khai quật tại lăng mộ của Tần Thủy Hoàng với hy vọng sẽ tìm được một số thanh bảo kiếm quý hiếm cùng nhiều cổ vật giá trị khác.Mời độc giả xem video: Đối tượng bán ma túy tàng trữ nhiều súng, đao, kiếm. Nguồn: THDT.
Tương truyền, Tần Thủy Hoàng là vị vua rất thích kiếm, đặc biệt là những "thần kiếm" nổi danh thiên hạ.
Chính vì sở thích này mà ông hoàng nhà Tần không ngần ngại sai người đi tìm mộ cổ của những nhân vật nổi tiếng để lấy đi bảo kiếm.
Sách “Nguyên hòa quận huyện chí” của nhà sử học, tể tướng thời Đường tên Lý Cát Phủ chép, năm 219 trước Công nguyên có ghi chép về sự việc này.
Theo Lý Cát Phủ, Tần Thủy Hoàng đã hạ lệnh cho một đội quân đến Tô Châu (thuộc tỉnh Giang Tô ngày nay) nhằm tìm kiếm vị trí chính xác lăng mộ của Ngô Hạp Lư vì được biết người này mai táng cùng với gần 3.000 thanh kiếm sắc bén, quý hiếm.
Trong số các "thần kiếm", Tần Thủy Hoàng rất muốn có được 2 thanh bảo kiếm là Ngư Trường và Mạc Tà vì chúng gắn bó với tên tuổi Hạp Lư trong quá trình gây dựng đất nước. Ngô Hạp Lư là vua đời thứ 24 của nước Ngô và là một trong 5 vị vua xuất chúng nhất thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc.
Theo lệnh Tần Thủy Hoàng, hàng trăm binh sĩ đào xới, truy lùng nhiều địa điểm ở Tô Châu để tìm ra nơi chôn cất Ngô Hạp Lư. Thế nhưng, dù tốn nhiều tiền bạc và nhân lực nhưng đội tìm kiếm vẫn không tìm ra ngôi mộ.
Cuối cùng, quân sĩ nhà Tần quy về bẩm báo với Tần Thủy Hoàng là không hoàn thành nhiệm vụ. Dù tức giận vì không trộm được bảo kiếm trong mộ của Ngô Hạp Lư nhưng Tần Thủy Hoàng cũng đành phải chấp nhận.
Trong những năm tiếp theo, Tần Thủy Hoàng cho người đi khắp nơi để tìm kiếm các thanh bảo kiếm của các cao thủ, nhân vật lỗi lạc thời xưa để thỏa niềm đam mê.
Nhờ vậy, Tần Thủy Hoàng thu thập được nhiều thanh kiếm quý. Tương truyền, sau khi băng hà, ông hoàng này được chôn cùng nhiều bảo kiếm mà lúc sinh thời rất yêu thích.
Do vậy, giới khảo cổ tiến hành cuộc khai quật tại lăng mộ của Tần Thủy Hoàng với hy vọng sẽ tìm được một số thanh bảo kiếm quý hiếm cùng nhiều cổ vật giá trị khác.
Mời độc giả xem video: Đối tượng bán ma túy tàng trữ nhiều súng, đao, kiếm. Nguồn: THDT.