Năm 1974, lăng mộ Tần Thủy Hoàng - vị hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa được tìm thấy trong tình trạng nguyên vẹn ở Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc. Kể từ đó, các chuyên gia thực hiện các cuộc khai quật nhằm giải mã những bí ẩn về nơi an nghỉ ngàn thu của Vua Tần.Một trong những bí ẩn lớn khiến công chúng tò mò đó là ngọn đèn rực cháy ngàn năm không tắt được tìm thấy trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng. Ngọn đèn đặc biệt này cháy quanh năm suốt tháng được cho là có tác dụng xua tan bóng tối và soi đường cho linh hồn Vua Tần sang thế giới bên kia.Trước bí ẩn này, các chuyên gia đã thực hiện các nghiên cứu. Theo đó, họ phát hiện không chỉ tại lăng mộ của Tần Thủy Hoàng, nhiều ngôi mộ cổ của các nền văn minh khác như Ai Cập, Hy Lạp... cũng có sự xuất hiện của ngọn đèn vĩnh cửu.Trong đó, năm 1400, một ngọn đèn cháy sáng trong hơn 2.000 năm
được các chuyên gia tìm thấy bên trong lăng mộ của hoàng tử Pallas - con trai Vua Evandra thời La Mã cổ đại.Đến năm 1534, khi khai quật lăng mộ cha của hoàng đế La Mã Constantin tại Yorkshire, Anh, các nhà khảo cổ phát hiện một ngọn đèn đang cháy sáng. Theo các sử liệu, cha của hoàng đế Constantin qua đời năm 300. Điều này có nghĩa, ngọn đèn rực cháy liên tục trong hơn 1.200 năm.Dân gian gọi những ngọn đèn vĩnh cửu là "Trường Minh Đăng". Chúng thường được bố trí trong mộ của vua chúa và tầng lớp quý tộc thời xưa.Thêm nữa, những kẻ trộm mộ khi nhìn thấy ngọn đèn vĩnh cửu trong mộ cổ sẽ có thể run sợ vì nó được cho là mang lời nguyền chết chóc. Vì vậy, những tên trộm mộ khi thấy ngọn đèn này thường vội vã trở ra.Các chuyên gia tìm được một số sử ký ghi chép về ngọn đèn vĩnh cửu trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, theo sử ký. Theo các tài liệu này, khi còn sống, Tần Thủy Hoàng từng có chuyến du ngoạn ở biển Hoa Đông. Khi ấy, ông hoàng này đã săn được một con cá lớn. Sau đó, ông cho người dùng mỡ của con cá để làm dầu đèn.Sau khi được đốt cháy, mỡ cá sẽ rơi xuống bình chứa phía dưới và có thể tái sử dụng nhiều lần. Các chuyên gia suy đoán mỡ cá đó có thể đến từ cá voi hoặc cá thu. Loại mỡ cá này được làm dầu đèn có thể cháy được trong một thời gian dài.Sau khi đèn bị tắt, nếu có một lượng không khí nhất định tràn vào bên trong mộ cổ thì ngọn đèn sẽ tự cháy trở lại. Điều này có thể xảy ra khi kẻ trộm mộ mở lăng mộ. Lúc ấy, oxy sẽ theo vào trong và ngọn đèn trong lăng mộ sẽ tự bốc cháy.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Năm 1974, lăng mộ Tần Thủy Hoàng - vị hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa được tìm thấy trong tình trạng nguyên vẹn ở Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc. Kể từ đó, các chuyên gia thực hiện các cuộc khai quật nhằm giải mã những bí ẩn về nơi an nghỉ ngàn thu của Vua Tần.
Một trong những bí ẩn lớn khiến công chúng tò mò đó là ngọn đèn rực cháy ngàn năm không tắt được tìm thấy trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng. Ngọn đèn đặc biệt này cháy quanh năm suốt tháng được cho là có tác dụng xua tan bóng tối và soi đường cho linh hồn Vua Tần sang thế giới bên kia.
Trước bí ẩn này, các chuyên gia đã thực hiện các nghiên cứu. Theo đó, họ phát hiện không chỉ tại lăng mộ của Tần Thủy Hoàng, nhiều ngôi mộ cổ của các nền văn minh khác như Ai Cập, Hy Lạp... cũng có sự xuất hiện của ngọn đèn vĩnh cửu.
Trong đó, năm 1400, một ngọn đèn cháy sáng trong hơn 2.000 năm
được các chuyên gia tìm thấy bên trong lăng mộ của hoàng tử Pallas - con trai Vua Evandra thời La Mã cổ đại.
Đến năm 1534, khi khai quật lăng mộ cha của hoàng đế La Mã Constantin tại Yorkshire, Anh, các nhà khảo cổ phát hiện một ngọn đèn đang cháy sáng. Theo các sử liệu, cha của hoàng đế Constantin qua đời năm 300. Điều này có nghĩa, ngọn đèn rực cháy liên tục trong hơn 1.200 năm.
Dân gian gọi những ngọn đèn vĩnh cửu là "Trường Minh Đăng". Chúng thường được bố trí trong mộ của vua chúa và tầng lớp quý tộc thời xưa.
Thêm nữa, những kẻ trộm mộ khi nhìn thấy ngọn đèn vĩnh cửu trong mộ cổ sẽ có thể run sợ vì nó được cho là mang lời nguyền chết chóc. Vì vậy, những tên trộm mộ khi thấy ngọn đèn này thường vội vã trở ra.
Các chuyên gia tìm được một số sử ký ghi chép về ngọn đèn vĩnh cửu trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, theo sử ký. Theo các tài liệu này, khi còn sống, Tần Thủy Hoàng từng có chuyến du ngoạn ở biển Hoa Đông. Khi ấy, ông hoàng này đã săn được một con cá lớn. Sau đó, ông cho người dùng mỡ của con cá để làm dầu đèn.
Sau khi được đốt cháy, mỡ cá sẽ rơi xuống bình chứa phía dưới và có thể tái sử dụng nhiều lần. Các chuyên gia suy đoán mỡ cá đó có thể đến từ cá voi hoặc cá thu. Loại mỡ cá này được làm dầu đèn có thể cháy được trong một thời gian dài.
Sau khi đèn bị tắt, nếu có một lượng không khí nhất định tràn vào bên trong mộ cổ thì ngọn đèn sẽ tự cháy trở lại. Điều này có thể xảy ra khi kẻ trộm mộ mở lăng mộ. Lúc ấy, oxy sẽ theo vào trong và ngọn đèn trong lăng mộ sẽ tự bốc cháy.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.