Tọa lạc ở trung tâm quận 1, Dinh Độc Lập là một di tích lịch sử đặc biệt của Sài Gòn - TP HCM. Xung quanh công trình này có nhiều giai thoại phong thủy được lưu truyền.Ngược dòng lịch sử, Dinh Độc Lập có tiền thân là Dinh Norodom, khánh thành năm 1871. Đến năm 1949 thì cái tên Dinh Độc Lập mới được sử dụng. Sau khi các phi công nổi loạn bị ném bom năm 1962, Dinh được xây lại theo đồ án của KTS Ngô Viết Thụ.KTS Ngô Viết Thụ cho biết, khi phác thảo Dinh Độc Lập mới, ông có ý định thiết kế Dinh với nhiều tầng lầu ngang, dài, giống nhau, như hình Hán tự chữ “Vương” (王), có nghĩa là “Vua”, người đứng đầu một quốc gia theo quan niệm xưa.Nhưng KTS Thụ cố ý cho thêm vào chính giữa tầng trên cùng một gác thượng nhỏ, như một nét phẩy trên đầu chữ Hán Tự “Vương”, để chữ Hán tự đó trở thành một Hán tự khác, là chữ “Chủ” (主), không còn có nghĩa là “Vua” nữa.Hàm ý của KTS họ Ngô là, nếu chính trị gia nào có cơ hội cư ngụ tại Dinh Độc Lập thì cũng chỉ là những người “chủ nhà” tạm thời mà thôi. Họ phải làm những điều có lợi cho đất nước, được nhân dân chấp nhận thì mới đủ tư cách của một vị “Vua”...Trong cuốn “Thế giới có gì thần bí” (NXB Lao động - Xã hội), tác giả Nguyễn Hoàng Điệp tiết lộ rằng, Tông thống Nguyễn Văn Thiệu vốn là một người rất mê tín. Ông Thiệu từng cho yểm bùa ở trước cổng Dinh Độc Lập do nghe theo lời khuyên của các thầy địa lý.Cụ thể, nhìn từ trên cao xuống mặt bằng Dinh có hình chữ Cát (吉, nghĩa là tốt lành) nhưng trước mặt lại có con đường từ Thảo Cầm Viên đâm thẳng vào như một mũi tên (đường Lê Duẩn ngày nay), là đại kỵ phong thủy. Do vậy, ông Thiệu đã bỏ 2 triệu đồng từ ngân sách để “xử lý” vấn đề.Cuốn “Thiệu – Kỳ một thời hãnh tiến một thời suy vong” (NXB Công An Nhân Dân) của nhà báo Lý Nhân, một nhân chứng từng sống ở miền Nam trước 1975, đề cập đến một giai thoại phong thủy ly kỳ khác của Dinh Độc Lập.Theo đó, một thầy phong thủy người Hoa cho ông Thiệu biết rằng Dinh Độc Lập là đầu một con rồng, và cái đuôi nó kéo dài ra Công trường Chiến sĩ. Theo lời ông thầy này, do đuôi con rồng quậy lung tung nên phải “yểm” nó lại thì long mạch mới bền vững.Nghe lời quân sư của ông thày Tàu, ông Thiệu đã xây cái hồ hình bát quái ở Công trường Chiến sĩ, giữa hồ có một cái tháp cao tượng trưng cho cái đinh ghim xuống đuôi rồng. Ngày nay, công trình này là một địa điểm nổi tiếng, được biết đến với tên gọi Hồ Con Rùa.Cuốn sách của tác giả Lý Nhân còn cho biết rằng, dân chúng Sài Gòn xưa thường đồn đại Dinh Độc Lập nằm trên mảnh đất rất hung hiểm, cho nên hầu hết những chính khách ở trong Dinh chẳng ai có sự nghiệp lâu dài, bền vững.Trên thực tế, ông Ngô Đình Diệm cầm quyền (với cương vị Thủ Tướng và Tổng thống) được 9 năm (1954-1963) thì bị đảo chính và giết hại. Trước khi xảy ra sự kiện chấn động này, Dinh đã bị ném bom vào ngày 27/2/1962.Lịch sử cũng lặp lại y hệt với ông Nguyễn Văn Thiệu. Ông Thiệu ngồi ghế Tổng thống được 9 năm (1966-1975) thì phải lưu vong, và Dinh cũng bị ném bom ngay trước khi ông này đảo thoát khỏi Sài Gòn (vụ ném bom của phi công Nguyễn Thành Trung, ngày 8/4/1975)Suy cho cùng, hậu vận thê thảm của những người làm chủ Dinh Độc Lập là tất yếu lịch sử không thể đảo ngược của một thể chế đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân. Những đồn thổi phong thủy có lẽ chỉ là do người đời vẽ ra nhằm làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn mà thôi...Mời quý độc giả xem video: Hoài niệm Sài Gòn xưa | VTV24.
Tọa lạc ở trung tâm quận 1, Dinh Độc Lập là một di tích lịch sử đặc biệt của Sài Gòn - TP HCM. Xung quanh công trình này có nhiều giai thoại phong thủy được lưu truyền.
Ngược dòng lịch sử, Dinh Độc Lập có tiền thân là Dinh Norodom, khánh thành năm 1871. Đến năm 1949 thì cái tên Dinh Độc Lập mới được sử dụng. Sau khi các phi công nổi loạn bị ném bom năm 1962, Dinh được xây lại theo đồ án của KTS Ngô Viết Thụ.
KTS Ngô Viết Thụ cho biết, khi phác thảo Dinh Độc Lập mới, ông có ý định thiết kế Dinh với nhiều tầng lầu ngang, dài, giống nhau, như hình Hán tự chữ “Vương” (王), có nghĩa là “Vua”, người đứng đầu một quốc gia theo quan niệm xưa.
Nhưng KTS Thụ cố ý cho thêm vào chính giữa tầng trên cùng một gác thượng nhỏ, như một nét phẩy trên đầu chữ Hán Tự “Vương”, để chữ Hán tự đó trở thành một Hán tự khác, là chữ “Chủ” (主), không còn có nghĩa là “Vua” nữa.
Hàm ý của KTS họ Ngô là, nếu chính trị gia nào có cơ hội cư ngụ tại Dinh Độc Lập thì cũng chỉ là những người “chủ nhà” tạm thời mà thôi. Họ phải làm những điều có lợi cho đất nước, được nhân dân chấp nhận thì mới đủ tư cách của một vị “Vua”...
Trong cuốn “Thế giới có gì thần bí” (NXB Lao động - Xã hội), tác giả Nguyễn Hoàng Điệp tiết lộ rằng, Tông thống Nguyễn Văn Thiệu vốn là một người rất mê tín. Ông Thiệu từng cho yểm bùa ở trước cổng Dinh Độc Lập do nghe theo lời khuyên của các thầy địa lý.
Cụ thể, nhìn từ trên cao xuống mặt bằng Dinh có hình chữ Cát (吉, nghĩa là tốt lành) nhưng trước mặt lại có con đường từ Thảo Cầm Viên đâm thẳng vào như một mũi tên (đường Lê Duẩn ngày nay), là đại kỵ phong thủy. Do vậy, ông Thiệu đã bỏ 2 triệu đồng từ ngân sách để “xử lý” vấn đề.
Cuốn “Thiệu – Kỳ một thời hãnh tiến một thời suy vong” (NXB Công An Nhân Dân) của nhà báo Lý Nhân, một nhân chứng từng sống ở miền Nam trước 1975, đề cập đến một giai thoại phong thủy ly kỳ khác của Dinh Độc Lập.
Theo đó, một thầy phong thủy người Hoa cho ông Thiệu biết rằng Dinh Độc Lập là đầu một con rồng, và cái đuôi nó kéo dài ra Công trường Chiến sĩ. Theo lời ông thầy này, do đuôi con rồng quậy lung tung nên phải “yểm” nó lại thì long mạch mới bền vững.
Nghe lời quân sư của ông thày Tàu, ông Thiệu đã xây cái hồ hình bát quái ở Công trường Chiến sĩ, giữa hồ có một cái tháp cao tượng trưng cho cái đinh ghim xuống đuôi rồng. Ngày nay, công trình này là một địa điểm nổi tiếng, được biết đến với tên gọi Hồ Con Rùa.
Cuốn sách của tác giả Lý Nhân còn cho biết rằng, dân chúng Sài Gòn xưa thường đồn đại Dinh Độc Lập nằm trên mảnh đất rất hung hiểm, cho nên hầu hết những chính khách ở trong Dinh chẳng ai có sự nghiệp lâu dài, bền vững.
Trên thực tế, ông Ngô Đình Diệm cầm quyền (với cương vị Thủ Tướng và Tổng thống) được 9 năm (1954-1963) thì bị đảo chính và giết hại. Trước khi xảy ra sự kiện chấn động này, Dinh đã bị ném bom vào ngày 27/2/1962.
Lịch sử cũng lặp lại y hệt với ông Nguyễn Văn Thiệu. Ông Thiệu ngồi ghế Tổng thống được 9 năm (1966-1975) thì phải lưu vong, và Dinh cũng bị ném bom ngay trước khi ông này đảo thoát khỏi Sài Gòn (vụ ném bom của phi công Nguyễn Thành Trung, ngày 8/4/1975)
Suy cho cùng, hậu vận thê thảm của những người làm chủ Dinh Độc Lập là tất yếu lịch sử không thể đảo ngược của một thể chế đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân. Những đồn thổi phong thủy có lẽ chỉ là do người đời vẽ ra nhằm làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn mà thôi...
Mời quý độc giả xem video: Hoài niệm Sài Gòn xưa | VTV24.