1. Nằm ở huyện Quốc Oai, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km, chùa Thầy là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất Việt Nam. Không gian kiến trúc – cảnh quan của ngôi chùa này gắn liền với một truyền thuyết phong thủy được lưu truyền trong sử sách.Tương truyền, khi thiền sư Từ Đạo Hạnh đến vùng đất này và lập ra chùa Thầy thì dưới chân núi Sài Sơn đã có hồ nước. Phía trước hồ có một đồi đất lớn chạy từ khoảng giữa của dải núi nhô ra như một con rồng đang trườn mình uống nước hồ.Từ đó, một ngôi chùa được xây dựng dựa theo dáng rồng của vùng đất. Mỗi công trình lại ứng với một bộ phận của con rồng trong truyền thuyết. Ba lớp chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, tạo thành đầu rồng. Cái đình nhỏ giữa hồ Long Chiểu là viên ngọc mà rồng ngậm trong miệng.Hai bên chùa Hạ có cầu Nhật Tiêu Kiều và Nguyệt Tiêu Kiều, do "Trạng Bùng" Phùng Khắc Khoan cho xây để cung tiến chùa vào đầu thế kỷ 17 là cặp mí mắt rồng. Hai giếng nước đối diện với hồ Long Chiểu qua hai cây cầu chính là cặp mắt của rồng...2. Nằm trên đồi Hà Khê, bên tả ngạn sông Hương, phía Tây Cố đô Huế, chùa Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nổi tiếng bậc nhất miền Trung. Lịch sử của ngôi chùa này gắn liền với một giai thoại phong thủy liên quan đến loài rồng được ghi lại trong sử sách.Theo Đại Nam thực lục - bộ chính sử của nhà Nguyễn - trong cuộc Nam tiến, chúa Nguyễn Hoàng đã khảo sát địa thế ở khu vực ngày nay là Huế và phát hiện một gò cao có hình tựa như đầu một con rồng đang ngoảnh lại, phía trước có sông bao bọc, phía sau có hồ nước lớn, địa thế rất đẹp.Chúa hỏi chuyện dân địa phương thì biết rằng gò này rất thiêng. Tục truyền, một đêm kia bỗng có một bà già mặc áo đỏ quần xanh hiện ra trên đỉnh gò nói rằng: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến xây chùa trên gò này để kết tụ khí thiêng và giữ bền long mạch”. Nói xong liền biến mất.Người trong vùng gọi bà già bí ẩn ấy là Thiên Mụ, tức bà già ở cõi trời xuống. Chúa Nguyễn Hoàng cho rằng nơi ấy có linh khí, bèn đặt tên gò đất là Hà Khê và sai người dựng chùa, gọi là chùa Thiên Mụ.3. Nằm ở trung tâm thành Cổ Loa (huyện Đông Anh, TP Hà Nội), đền Thượng hay đền thờ An Dương Vương gắn với một truyền thuyết về loài rồng được lưu truyền hàng ngàn năm qua.Theo truyền thuyết này, sau khi lên ngôi, vua An Dương Vương đã tìm thấy một vùng đất lý tưởng để định đô. Khi đoàn thuyền của vua đến, nơi đây đang xảy ra một cảnh tượng lạ kỳ: Chín con rồng quần nhau để giành một hòn ngọc lớn.Khi cuộc chiến kết thúc, chỉ còn một con rồng trụ vững. Vua An Dương Vương đã dùng bảo kiếm của mình chọc thủng mắt rồng để chế ngự bản tính hung dữ của nó. Sau đó, vua cho dựng cung điện trên đầu rồng, nơi đền An Dương Vương được xây dựng sau này.Ngày nay trong khuôn viên đền còn hai hố tròn, chính là hai mắt của con rồng thuở nào. Hố không có nước là mắt rồng bị chột, còn hố có nước là mắt rồng còn lành...Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.
1. Nằm ở huyện Quốc Oai, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km, chùa Thầy là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất Việt Nam. Không gian kiến trúc – cảnh quan của ngôi chùa này gắn liền với một truyền thuyết phong thủy được lưu truyền trong sử sách.
Tương truyền, khi thiền sư Từ Đạo Hạnh đến vùng đất này và lập ra chùa Thầy thì dưới chân núi Sài Sơn đã có hồ nước. Phía trước hồ có một đồi đất lớn chạy từ khoảng giữa của dải núi nhô ra như một con rồng đang trườn mình uống nước hồ.
Từ đó, một ngôi chùa được xây dựng dựa theo dáng rồng của vùng đất. Mỗi công trình lại ứng với một bộ phận của con rồng trong truyền thuyết. Ba lớp chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, tạo thành đầu rồng. Cái đình nhỏ giữa hồ Long Chiểu là viên ngọc mà rồng ngậm trong miệng.
Hai bên chùa Hạ có cầu Nhật Tiêu Kiều và Nguyệt Tiêu Kiều, do "Trạng Bùng" Phùng Khắc Khoan cho xây để cung tiến chùa vào đầu thế kỷ 17 là cặp mí mắt rồng. Hai giếng nước đối diện với hồ Long Chiểu qua hai cây cầu chính là cặp mắt của rồng...
2. Nằm trên đồi Hà Khê, bên tả ngạn sông Hương, phía Tây Cố đô Huế, chùa Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nổi tiếng bậc nhất miền Trung. Lịch sử của ngôi chùa này gắn liền với một giai thoại phong thủy liên quan đến loài rồng được ghi lại trong sử sách.
Theo Đại Nam thực lục - bộ chính sử của nhà Nguyễn - trong cuộc Nam tiến, chúa Nguyễn Hoàng đã khảo sát địa thế ở khu vực ngày nay là Huế và phát hiện một gò cao có hình tựa như đầu một con rồng đang ngoảnh lại, phía trước có sông bao bọc, phía sau có hồ nước lớn, địa thế rất đẹp.
Chúa hỏi chuyện dân địa phương thì biết rằng gò này rất thiêng. Tục truyền, một đêm kia bỗng có một bà già mặc áo đỏ quần xanh hiện ra trên đỉnh gò nói rằng: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến xây chùa trên gò này để kết tụ khí thiêng và giữ bền long mạch”. Nói xong liền biến mất.
Người trong vùng gọi bà già bí ẩn ấy là Thiên Mụ, tức bà già ở cõi trời xuống. Chúa Nguyễn Hoàng cho rằng nơi ấy có linh khí, bèn đặt tên gò đất là Hà Khê và sai người dựng chùa, gọi là chùa Thiên Mụ.
3. Nằm ở trung tâm thành Cổ Loa (huyện Đông Anh, TP Hà Nội), đền Thượng hay đền thờ An Dương Vương gắn với một truyền thuyết về loài rồng được lưu truyền hàng ngàn năm qua.
Theo truyền thuyết này, sau khi lên ngôi, vua An Dương Vương đã tìm thấy một vùng đất lý tưởng để định đô. Khi đoàn thuyền của vua đến, nơi đây đang xảy ra một cảnh tượng lạ kỳ: Chín con rồng quần nhau để giành một hòn ngọc lớn.
Khi cuộc chiến kết thúc, chỉ còn một con rồng trụ vững. Vua An Dương Vương đã dùng bảo kiếm của mình chọc thủng mắt rồng để chế ngự bản tính hung dữ của nó. Sau đó, vua cho dựng cung điện trên đầu rồng, nơi đền An Dương Vương được xây dựng sau này.
Ngày nay trong khuôn viên đền còn hai hố tròn, chính là hai mắt của con rồng thuở nào. Hố không có nước là mắt rồng bị chột, còn hố có nước là mắt rồng còn lành...
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.