Giải mật tàu hải quân Mỹ bắn rơi máy bay chở khách Iran năm 1988

Google News

Lúc đó Mỹ và Iran đang đối đầu quân sự rất căng thẳng. Và tàu hải quân Mỹ đã bắn rơi 1 máy bay chở khách của Iran, khiến toàn bộ 290 người trên máy bay tử nạn.

Mỹ và Iran đang rất căng thẳng về quân sự và chính trị. Ngày 8/1/2020, sau khi Iran phóng hàng loạt tên lửa đạn đạo vào 2 căn cứ Mỹ ở Iraq thì một chiếc máy bay chở khách của hàng không Ukraine bất ngờ rơi ở thủ đô Tehran của Iran. Điều này làm ta nhớ tới vụ một tàu hải quân Mỹ bắn rơi một máy bay chở khách của Iran vào năm 1988.
Giai mat tau hai quan My ban roi may bay cho khach Iran nam 1988
Hàng ngàn người Iran dự lễ tang tập thể cho các nạn nhân vụ rơi máy bay Iran sau khi bị tàu chiến Mỹ bắn. Họ đồng thời biểu tình phản đối Mỹ. Ảnh: AP. 
Chuyến bay số hiệu 655 của hãng Iran Air – một phi cơ Airbus A300 chở 290 khách trên máy bay, đã bị nổ tung trên không do trúng một quả tên lửa phóng đi từ tuần dương hạm tên lửa dẫn đường USS Vincennes của Mỹ khi chiếc phi cơ này bay qua vịnh Ba Tư từ Iran tới Dubai vào ngày 3/7/1988.
Bốn ngày sau đó, các chiến hạm Mỹ có nhiệm vụ loại bỏ các giàn khoan dầu của Iran để trả đũa, đã đấu tên lửa với một tàu Iran và làm đắm tàu này.
Căng thẳng Mỹ-Iran năm 1988
Tình hình Vịnh Ba Tư rất phức tạp vào ngày 3/7 đó, khi phi cơ 655 của Iran Air cất cánh từ sân bay Bandar Abbas – một sân bay quân sự-dân sự hỗn hợp mà quân đội Iran cũng đã chuyển một số tiêm kích F-14 tới đó, theo một cuộc điều tra của hải quân Mỹ về vụ bắn hạ.
Quân đội Mỹ tin rằng các máy bay tiêm kích F-14 của Iran được trang bị tên lửa Maverick có thể tấn công được tàu Mỹ trong bán kính 16km.
Một ngày trước đó, một trong các máy bay F-14 này đã được tàu tuần dương USS Halsey của Mỹ cảnh báo phải tránh ra xa khi chiếc máy bay này bay quá gần tàu.
Vào sáng 3/7/1988, tàu Vincennes tham chiến bên cạnh tàu hộ vệ USS Montgomery, chúng cùng đọ lửa với các pháo hạm của Iran khi đó được cho là đang de dọa một tàu chở dầu của Pakistan ở vùng Vịnh Persian (Ba Tư), theo báo cáo điều tra trên của tàu hải quân Mỹ.
Hàng ngàn người Iran hô to “Mỹ chết đi” lúc tham gia lễ tang tập thể tại Tehran (Iran) ngày 7/7/1988 dành cho 76 người nằm trong số các nạn nhân thiệt mạng do tàu USS Vincennes bắn hạ máy bay 655. Họ giơ cao một bức vẽ minh họa thảm họa chết chóc đó.
Tàu chiến Mỹ không nhận được tín hiệu đáp trả từ máy bay Iran
Vụ bắn hạ máy bay xảy ra vào thời điểm máy bay Iran Air 655 rời Bandar Abbas chậm khoảng nửa tiếng đồng hồ so với lịch cất cánh.
Các điều tra của hải quân Mỹ sau đó cho thấy máy bay chở khách của Iran ở trong hành lang bay thương mại được phê chuẩn và đã tự nhận diện bản thân là máy bay dân sự trên các tần số kiểm soát không lưu.
Nhưng phi công Iran đã không được cảnh báo về tình trạng thù địch đang diễn ra ở khu vực khi đó, mặc dù tháp của sân bay Bandar Abbas đã phát đi các cảnh báo về các dịp căng thẳng tương tự trước đó.
Các báo báo lưu ý rằng máy bay Iran đã không phản ứng lại các cảnh báo từ tàu chiến Mỹ nhưng cũng cho rằng có thể phi hành đoàn đã không theo dõi các kênh có phát các cảnh báo đó.
Trên boong tàu USS Vincennes, thuyền trưởng nhận được thông tin về một máy bay lạ khi được liên hệ bằng radar đã không hồi đáp. Ông ta cũng được thông báo sai rằng đây có thể là một phi cơ tiêm kích F-14 của Iran.
Vẫn theo báo cáo của Mỹ, nếu máy bay lạ này mang tên lửa Maverick thì thuyền trưởng Mỹ kia có chưa đầy 5 phút để quyết định liệu tàu của mình có gặp nguy hiểm hay không.
Tình thế ép buộc?
Trong bối cảnh gấp gáp lúc đó, đã vậy trước đó lại được nhận sẵn các chỉ đạo của thượng cấp sau khi tàu USS Stark của Mỹ bị trúng tên lửa vào một năm trước đó, thuyền trưởng tàu Vincennes đã ra lệnh khai hỏa.
Bảy phút sau khi cất cánh, chiếc Airbus A300 của Iran đã trúng tên lửa phòng không phóng từ tàu tuần dương Mỹ.
Quân đội Mỹ sau đó gọi vụ việc này là một “tai nạn thảm khốc và đáng tiếc”.
Iran đã kiện chính phủ Mỹ ra Tòa án Công lý Quốc tế vào năm 1989. Năm 1996, Mỹ và Iran nhất trí dàn xếp vụ kiện, theo đó Mỹ thanh toán hàng chục triệu USD đền bù cho gia đình các nạn nhân.
Và năm nay 2020, dường như lịch sử đã lặp lại một chút khi chuyến bay PS752 của Ukraine bị rơi vào ngày 8/1, bị phương Tây nghi là do tên lửa phòng không của Iran bắn nhầm./.
Theo Trung Hiếu/VOV

>> xem thêm

Bình luận(0)