Sự kiện máy bay chiến đấu F-117A của Mỹ bị bắn hạ trong Chiến tranh Kosovo gây chấn động dư luận thế giới bởi đây là điều mà Mỹ và các nước đều chưa từng nghĩ đến.Điều này xuất phát từ việc F-117A là máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên trên thế giới do Mỹ chế tạo. Mẫu máy bay này được xem là niềm tự hào của Không quân Mỹ.Trong chiến dịch can thiệp quân sự vào Nam Tư cũ năm 1999, Mỹ đã triển khai dòng máy bay F-117A tiên tiến.Tuy nhiên, chỉ 3 ngày sau khi chiến dịch không kích nhằm vào Liên bang Nam Tư bắt đầu (tức ngày 27/3/1999), một máy bay chiến đấu F-117A của Mỹ bị bắn hạ gần làng Budanovci.Đại tá Zoltán Dani, Chỉ huy khẩu đội số 3, thuộc lữ đoàn tên lửa 250, lực lượng phòng không Nam Tư tiết lộ đơn vị sử dụng radar trinh sát tầm xa, tần số thấp, bước sóng dài để theo dõi và phát hiện mục tiêu trên không. Điều này góp phần không nhỏ vào việc lực lượng Ba Tư bắn hạ thành công máy bay tàng hình tối tân của Mỹ.Theo đại tá Zoltán Dani, sau khi phát hiện máy bay F-117A cách đơn vị 15 km, ông ra lệnh khóa mục tiêu và chỉ thị cho xạ thủ Senad Muminovich nhấn nút phóng tên lửa. Theo đó, máy bay tối tân của Mỹ bị bắn hạ.Đại tá Zoltán Dani cũng cho hay đơn vị sử dụng tên lửa phòng không tầm trung S-125 Neva để bắn hạ máy bay F-117A.Tên lửa phòng không này do Liên Xô chế tạo vào đầu những năm 1960. Vũ khí giúp bắn hạ máy bay Mỹ được Liên Xô chuyển giao cho Nam Tư vào đầu những năm 1980.Phía Nam Tư vô cùng kinh ngạc và vui mừng khi bắn hạ được máy bay F-117A - niềm tự hào của Không quân Mỹ.Phần lớn những mảnh vỡ còn lại của máy bay F-117 bị bắn Nam Tư bắn hạ hiện được trưng bày tại Bảo tàng Hàng không ở sân bay Nikola Tesla, Thủ đô Belgrade.Video: Giả thuyết mới về máy bay mất tích (nguồn: VTC14)
Sự kiện máy bay chiến đấu F-117A của Mỹ bị bắn hạ trong Chiến tranh Kosovo gây chấn động dư luận thế giới bởi đây là điều mà Mỹ và các nước đều chưa từng nghĩ đến.
Điều này xuất phát từ việc F-117A là máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên trên thế giới do Mỹ chế tạo. Mẫu máy bay này được xem là niềm tự hào của Không quân Mỹ.
Trong chiến dịch can thiệp quân sự vào Nam Tư cũ năm 1999, Mỹ đã triển khai dòng máy bay F-117A tiên tiến.
Tuy nhiên, chỉ 3 ngày sau khi chiến dịch không kích nhằm vào Liên bang Nam Tư bắt đầu (tức ngày 27/3/1999), một máy bay chiến đấu F-117A của Mỹ bị bắn hạ gần làng Budanovci.
Đại tá Zoltán Dani, Chỉ huy khẩu đội số 3, thuộc lữ đoàn tên lửa 250, lực lượng phòng không Nam Tư tiết lộ đơn vị sử dụng radar trinh sát tầm xa, tần số thấp, bước sóng dài để theo dõi và phát hiện mục tiêu trên không. Điều này góp phần không nhỏ vào việc lực lượng Ba Tư bắn hạ thành công máy bay tàng hình tối tân của Mỹ.
Theo đại tá Zoltán Dani, sau khi phát hiện máy bay F-117A cách đơn vị 15 km, ông ra lệnh khóa mục tiêu và chỉ thị cho xạ thủ Senad Muminovich nhấn nút phóng tên lửa. Theo đó, máy bay tối tân của Mỹ bị bắn hạ.
Đại tá Zoltán Dani cũng cho hay đơn vị sử dụng tên lửa phòng không tầm trung S-125 Neva để bắn hạ máy bay F-117A.
Tên lửa phòng không này do Liên Xô chế tạo vào đầu những năm 1960. Vũ khí giúp bắn hạ máy bay Mỹ được Liên Xô chuyển giao cho Nam Tư vào đầu những năm 1980.
Phía Nam Tư vô cùng kinh ngạc và vui mừng khi bắn hạ được máy bay F-117A - niềm tự hào của Không quân Mỹ.
Phần lớn những mảnh vỡ còn lại của máy bay F-117 bị bắn Nam Tư bắn hạ hiện được trưng bày tại Bảo tàng Hàng không ở sân bay Nikola Tesla, Thủ đô Belgrade.
Video: Giả thuyết mới về máy bay mất tích (nguồn: VTC14)