Huyền đỉnh là chiếc đỉnh cuối cùng trong Cửu Đỉnh nhà Nguyễn. Huyền đỉnh nặng 1.935kg, được đặt bên phải Tuyên đỉnh, đối diện khám thờ vua Duy Tân trong Thế Miếu.Chính giữa của Huyền đỉnh là chữ "Huyền đỉnh". Cũng giống như Dụ đỉnh, tên của Huyền đỉnh không phải là thụy hiệu của bất kì vị vua nào trong triều Nguyễn.Hàng trên, về phía trái của chữ "Huyền đỉnh" là hình tượng "Ngũ diệp lan", nghĩa là cây ngọc lan, một loài cây thân gỗ thường được trồng trong vườn lấy bóng mát, có hoa rất thơm.Kế tiếp là hình tượng "Lệ chi", nghĩa là cây vải, loài cây trồng lấy quả làm đặc sản tiến vua của một số địa phương ở đồng bằng sông Hồng."Toán" là cây tỏi, cây gia vị có họ với cây hành, hẹ, kiệu từng xuất hiện trên ba chiếc đỉnh khác của Cửu đỉnh."Nam sâm" là cây sâm ta, một dược liệu quý của Việt Nam."Miên" là cây bồng, loài cây trồng lấy sợi phục vụ ngành dệt."Thốc thu" là chim phù lão hay chim già đẫy, một loài chim trọc đầu trông giống như ông già, sinh sống tại các vùng ngập nước Nam Bộ.Hàng giữa, bên trái chữ "Huyền đỉnh" là hình tượng "Hồng", nghĩa là cầu vồng."Hậu giang, Tiền giang" là sông Tiền và sông Hậu, hai dòng sông chính của đồng bằng sông Cửu Long."Vũ" là mưa."Hoàng sơn" là đèo Ngang, con đèo nằm ở ranh giới Hà Tĩnh và Quảng Bình, một thắng cảnh nổi tiếng của miền Trung Việt Nam,Hàng dưới, bên trái chữ "Huyền đỉnh" là hình tượng "Thao hà", tức sông Thao, dòng sông lớn có vai trò quan trọng với giao thông và thủy lợi ở đất tổ Phú Thọ."Quế đố" là con cà cuống, loài côn trùng lớn sống dưới nước, được khai thác lấy tinh dầu làm gia vị."Xa" nghĩa là xe."Mãng xà" là con mãng xà, theo quan niệm dân gian là loài rắn lớn nhất, vua của các loài rắn."Hỏa phún đồng" là ống phun lửa, một loại hỏa khí của quân đội nhà Nguyễn."Tất mộc" là cây sơn, nguyên liệu làm sơn ta, một vật liệu quý thường được dùng để sơn phủ đồ gỗ, có khả năng chống thấm nước, chịu nhiệt, ngăn ngừa chuột bọ..."Sơn mã" là con mang, một loài hươu nhỏ sinh sống trong nhiều khu rừng ở Việt Nam.
Huyền đỉnh là chiếc đỉnh cuối cùng trong Cửu Đỉnh nhà Nguyễn. Huyền đỉnh nặng 1.935kg, được đặt bên phải Tuyên đỉnh, đối diện khám thờ vua Duy Tân trong Thế Miếu.
Chính giữa của Huyền đỉnh là chữ "Huyền đỉnh". Cũng giống như Dụ đỉnh, tên của Huyền đỉnh không phải là thụy hiệu của bất kì vị vua nào trong triều Nguyễn.
Hàng trên, về phía trái của chữ "Huyền đỉnh" là hình tượng "Ngũ diệp lan", nghĩa là cây ngọc lan, một loài cây thân gỗ thường được trồng trong vườn lấy bóng mát, có hoa rất thơm.
Kế tiếp là hình tượng "Lệ chi", nghĩa là cây vải, loài cây trồng lấy quả làm đặc sản tiến vua của một số địa phương ở đồng bằng sông Hồng.
"Toán" là cây tỏi, cây gia vị có họ với cây hành, hẹ, kiệu từng xuất hiện trên ba chiếc đỉnh khác của Cửu đỉnh.
"Nam sâm" là cây sâm ta, một dược liệu quý của Việt Nam.
"Miên" là cây bồng, loài cây trồng lấy sợi phục vụ ngành dệt.
"Thốc thu" là chim phù lão hay chim già đẫy, một loài chim trọc đầu trông giống như ông già, sinh sống tại các vùng ngập nước Nam Bộ.
Hàng giữa, bên trái chữ "Huyền đỉnh" là hình tượng "Hồng", nghĩa là cầu vồng.
"Hậu giang, Tiền giang" là sông Tiền và sông Hậu, hai dòng sông chính của đồng bằng sông Cửu Long.
"Vũ" là mưa.
"Hoàng sơn" là đèo Ngang, con đèo nằm ở ranh giới Hà Tĩnh và Quảng Bình, một thắng cảnh nổi tiếng của miền Trung Việt Nam,
Hàng dưới, bên trái chữ "Huyền đỉnh" là hình tượng "Thao hà", tức sông Thao, dòng sông lớn có vai trò quan trọng với giao thông và thủy lợi ở đất tổ Phú Thọ.
"Quế đố" là con cà cuống, loài côn trùng lớn sống dưới nước, được khai thác lấy tinh dầu làm gia vị.
"Xa" nghĩa là xe.
"Mãng xà" là con mãng xà, theo quan niệm dân gian là loài rắn lớn nhất, vua của các loài rắn.
"Hỏa phún đồng" là ống phun lửa, một loại hỏa khí của quân đội nhà Nguyễn.
"Tất mộc" là cây sơn, nguyên liệu làm sơn ta, một vật liệu quý thường được dùng để sơn phủ đồ gỗ, có khả năng chống thấm nước, chịu nhiệt, ngăn ngừa chuột bọ...
"Sơn mã" là con mang, một loài hươu nhỏ sinh sống trong nhiều khu rừng ở Việt Nam.