Chương đỉnh là chiếc đỉnh thứ ba trong Cửu Đỉnh nhà Nguyễn, nặng 2.099kg, được đặt bên phải Cao đỉnh, ứng với khám thờ vua Thiệu Trị trong Thế Miếu.Chính giữa của Chương đỉnh là chữ "Chương đỉnh", thụy hiệu của vua Thiệu Trị.Hàng trên, phía trái của chữ Chương đỉnh là hình tượng "Mạt lị", nghĩa là hoa nhài, loài hoa thơm được trồng phổ biến trong các khu vườn của người Việt.Hình tượng "Am la" là cây xoài, một loài cây ăn trái quen thuộc của Việt Nam."Đậu khấu" là cây đậu khấu, loại cây có quả được sử dụng làm vị thuốc quý trong Đông dược."Lục đậu" là cây đậu xanh, loại ngũ cốc có vai trò quan trọng trong nền ẩm thực Việt."Giới" là cây kiệu, loại rau gia vị có họ với hành, hẹ."Kê" là con gà, loài gia cầm gắn liền với mọi xóm làng của người Việt.Hàng giữa: Bên trái chữ "Chương đỉnh" là hình tượng "Thượng sơn", nghĩa là núi Thượng, tức núi Kim Phụng, một danh thắng nằm ở Hương Trà, Huế."Lợi Nông hà" là sông Lợi Nông, tức sông An Cựu, chi lưu của sông Hương ở phía Nam kinh thành Huế."Mộc tinh, Hỏa tinh, Thổ tinh, Kim tinh, Thủy tinh" là sao Mộc, sao Hỏa, sao Thổ, sao Kim, sao Thủy, các tinh tú có vai trò quan trọng trong thiên văn cổ phương Đông."Linh Giang" là sông Gianh, dòng sông ở Quảng Bình từng là ranh giới giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài thời Trịnh - Nguyễn phân tranh."Tây Hải" là vùng biển phía Tây nước Việt.Hàng dưới: Bên trái chữ "Chương đỉnh" là hình tượng "Thuận mộc", nghĩa là cây gỗ huỳnh, hay gỗ sưa."Ngạc ngư" là con cá sấu, loài bò sát khổng lồ sinh sống tại nhiều vùng ngập nước ở Nam Bộ thời xưa."Mông đồng thuyền" là mẫu thuyền chiến cơ động có đáy nông, nhiều tay chèo, trang bị nỏ mạnh, có mái gỗ để che tên đạn của nhà Nguyễn."Điểu thương" là loại súng hỏa mai được sử dụng phổ biến trong quân đội nhà Nguyễn."Tê" là con tê giác, loài động vật quý hiếm ngày nay đã tuyệt chủng ở Việt Nam."Linh quy" là rùa thiêng, một linh vật trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Chương đỉnh là chiếc đỉnh thứ ba trong Cửu Đỉnh nhà Nguyễn, nặng 2.099kg, được đặt bên phải Cao đỉnh, ứng với khám thờ vua Thiệu Trị trong Thế Miếu.
Chính giữa của Chương đỉnh là chữ "Chương đỉnh", thụy hiệu của vua Thiệu Trị.
Hàng trên, phía trái của chữ Chương đỉnh là hình tượng "Mạt lị", nghĩa là hoa nhài, loài hoa thơm được trồng phổ biến trong các khu vườn của người Việt.
Hình tượng "Am la" là cây xoài, một loài cây ăn trái quen thuộc của Việt Nam.
"Đậu khấu" là cây đậu khấu, loại cây có quả được sử dụng làm vị thuốc quý trong Đông dược.
"Lục đậu" là cây đậu xanh, loại ngũ cốc có vai trò quan trọng trong nền ẩm thực Việt.
"Giới" là cây kiệu, loại rau gia vị có họ với hành, hẹ.
"Kê" là con gà, loài gia cầm gắn liền với mọi xóm làng của người Việt.
Hàng giữa: Bên trái chữ "Chương đỉnh" là hình tượng "Thượng sơn", nghĩa là núi Thượng, tức núi Kim Phụng, một danh thắng nằm ở Hương Trà, Huế.
"Lợi Nông hà" là sông Lợi Nông, tức sông An Cựu, chi lưu của sông Hương ở phía Nam kinh thành Huế.
"Mộc tinh, Hỏa tinh, Thổ tinh, Kim tinh, Thủy tinh" là sao Mộc, sao Hỏa, sao Thổ, sao Kim, sao Thủy, các tinh tú có vai trò quan trọng trong thiên văn cổ phương Đông.
"Linh Giang" là sông Gianh, dòng sông ở Quảng Bình từng là ranh giới giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài thời Trịnh - Nguyễn phân tranh.
"Tây Hải" là vùng biển phía Tây nước Việt.
Hàng dưới: Bên trái chữ "Chương đỉnh" là hình tượng "Thuận mộc", nghĩa là cây gỗ huỳnh, hay gỗ sưa.
"Ngạc ngư" là con cá sấu, loài bò sát khổng lồ sinh sống tại nhiều vùng ngập nước ở Nam Bộ thời xưa.
"Mông đồng thuyền" là mẫu thuyền chiến cơ động có đáy nông, nhiều tay chèo, trang bị nỏ mạnh, có mái gỗ để che tên đạn của nhà Nguyễn.
"Điểu thương" là loại súng hỏa mai được sử dụng phổ biến trong quân đội nhà Nguyễn.
"Tê" là con tê giác, loài động vật quý hiếm ngày nay đã tuyệt chủng ở Việt Nam.
"Linh quy" là rùa thiêng, một linh vật trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.