Giải mã màu mắt xanh bí ẩn

Google News

Vì sao người ta lại có da đen, da trắng, mắt xanh hay mắt nâu, người cao, người lùn?.... Câu hỏi này đã và đang được khoa học quan tâm giải mã và tìm thấy một số bí ẩn dưới đây.
 

Lí do có người da đen, người da trắng
Y học hiện đại cho rằng, sắc màu làm cho cuộc sống con người đẹp hơn. Mỗi gam màu mang một ý nghĩa khác nhau. Theo nghiên cứu công bố trên website của Bảo tàng lịch sử tự nhiên Smithsonian (Mỹ) thì màu da của các chủng tộc người trên thế giới không đồng nhất.
ADN của của mọi người trên thế giới chứa vật liệu liên quan mật thiết với nhau, đặc biệt là các chỉ dấu di truyền, những đột biến hiếm và truyền qua các thế hệ. Nhờ các chỉ dấu sinh học này, người ta biết được nguồn gốc, tổ tiên gần nhất của mình, điều dễ nhận biết nhất là màu sắc da.
Màu da con người rất đa dạng với nhiều sắc màu khác nhau, từ rất đậm cho đến rất nhạt gần như không màu. Cũng có người da trắng hồng, là do màu máu ẩn hiện lên thông qua các mạch máu nhỏ. Về cơ bản, màu sắc da là do sắc tố melanin quyết định. Nhiều thì làm da đậm đen lại, ít thì khiến da nhạt đi, tổng thể, phụ nữ có ít melanin hơn đàn ông.
Người có tổ tiên sinh sống vùng nắng nhiều, nhiệt độ cao, có da đậm, trong khi đó da người có tổ tiên sống vùng ít nắng, ôn đới thì trắng hơn. Tuy nhiên, càng về sau càng có sự pha trộn giữa các sắc tộc nên màu da cũng trở nên đa dạng hơn. Melanin có hai dạng là pheomelanin (đỏ) và eumelanin (nâu đậm gần như màu đen). Cả số lượng lẫn kiểu dáng được xác định bởi 4-6 gene vận hành theo cơ chế trội không đồng nhất. Một sao chép của toàn bộ những gene đó được thừa hưởng được từ người cha và một từ mẹ. Mỗi gene có nhiều loại gene tương ứng dẫn đến sự đa dạng của da.
Có sự tương quan trực tiếp giữa phân bố địa lý bức xạ cực tím (UV) và phân bố sắc tố da ở bản địa trên toàn thế giới. Các khu vực nhận được lượng UV cao hơn, thường nằm gần xích đạo, có khuynh hướng da sẫm màu hơn. Cường độ tia UV thấp, được phản ánh trong quần thể da sáng hơn. Các vùng xa vùng nhiệt đới và gần các cực hơn thường có cường độ tia UV thấp hơn. Các nhà nghiên cứu cho rằng, quần thể con người trong 50.000 năm qua đã thay đổi từ da sẫm sang da sáng và ngược lại khi di cư đến các vùng UV khác nhau và những thay đổi lớn trong sắc tố có thể đã diễn ra trong khoảng 100 thế hệ (2.500 năm) thông qua các đợt tuyển chọn có chọn lọc.
Lý thuyết màu da thích ứng với ánh nắng cường độ cao nhằm bảo vệ da khỏi các thiệt hại do tia UV và để bảo vệ da khỏi bị ảnh hưởng do đột biến ADN được khoa học ủng hộ. Theo nghiên cứu, những người có màu da đậm là để giúp chống lại các loại ung thư da được gây ra bởi đột biến trong những tế bào do tia UV. Những người da nhạt có rủi ro bị ung thư da cao gấp nhiều lần so với những người da đậm nếu sống trong những điều kiện giống nhau.
Chưa hết, da đậm ngăn ngừa UV-A phá hủy folate của vitamin B, đây là một dưỡng chất nhóm vitamin B rất cần cho sự tổng hợp của ADN trong tế bào và nếu quá thấp, nhất là ở nhóm phụ nữ mang thai, có liên quan đến những khuyết tật khi sinh.
Vì sao con người lại có mắt đen, mắt nâu?
Màu mắt là một đặc tính hình thái đa gene (polygenic), được xác định bởi 2 yếu tố chính là sắc tố của mống mắt và sự phụ thuộc tần số của sự tán xạ ánh sáng bởi môi trường đục trong chất nền của mống mắt.
Ở người, sắc tố của mống mắt (iris) thay đổi từ màu nâu nhạt đến đen, phụ thuộc vào nồng độ melanin trong biểu mô sắc tố tia cực tím (nằm ở phía sau của mống mắt), hàm lượng melanin trong màng nhĩ (nằm ở mặt trước của mống mắt) và mật độ tế bào của chất nền (stroma).
Màu mắt con người có tới 15 gen quyết định. 
Đối với những người có mắt xanh lá cây, cũng như mắt màu hạt dẻ, là kết quả từ sự tán xạ ánh sáng của hiện tượng tán xạ (Tyndall) trong lớp vỏ, một hiện tượng tương tự như sự xuất hiện của bầu trời xanh gọi là Rayleigh tán xạ. Không có sắc tố màu xanh hoặc màu xanh lá cây nào có trong mống mắt người hoặc chất lỏng mắt. Màu mắt là một ví dụ về màu sắc cấu trúc và thay đổi tùy theo điều kiện ánh sáng.
Đôi mắt màu sáng của rất nhiều loài chim xuất phát từ sự hiện diện của các sắc tố, như pteridin, purin và carotenoid. Con người và các động vật khác có nhiều biến thể mắt. Các di truyền học của màu mắt rất phức tạp và màu sắc được xác định bởi nhiều gene.
Đến nay, đã có tới 15 gene liên quan đến sự thừa kế màu mắt. Một số gene màu mắt bao gồm OCA2 và HERC2. Quan niệm trước đây cho rằng, màu mắt xanh là một đặc điểm lặn nhưng đã được chứng minh là không chính xác. Các di truyền của màu mắt rất phức tạp, có sự kết hợp giữa các màu mắt của cả hai bố và mẹ, tạo sự khác biệt về màu sắc trong mắt con người.
Theo Nguyễn Mai/ Phụ nữ VN

>> xem thêm

Bình luận(0)