1. Bảo vật quốc gia - tượng động vật bằng đồng thuộc văn hóa Đồng Nai là một trong những hiện vật khảo cổ gây tranh cãi nhất nhất từng được khai quật ở Việt Nam. Tượng có niên đại cách ngày nay khoảng 2.500 năm, được khai quật tại Dốc Chùa, Tân Uyên, Bình Dương năm 1977.Tượng dài 6,4 cm, cao 5,4 cm, đúc hình con vật 4 chân, đầu ngẩng cao, mõm dài, miệng rộng. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể khẳng định đây là con vật gì. Có xác ý kiến cho rằng đây là tượng con hươu, ngựa hoặc chó săn.Theo đánh giá của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đây là bức tượng có sự kết hợp đặc điểm của nhiều loại động vật khác nhau, mang tính biểu tượng thiêng liêng, dùng trong nghi lễ nào đó mà các nhà khảo cổ chưa từng phát hiện trong các di tích khác ở Đông Nam Bộ.2. Chùa Phật Tích (xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) là nơi lưu giữ bộ tượng 10 linh thú có tuổi đời gần 1.000 năm của nhà Lý. Bộ tượng gồm 5 cặp ngựa, tê giác, trâu, voi, sư tử được xếp đối xứng nhau phía trước hành lang tòa Tam Bảo.Đây là những hiện vật gốc, độc bản, không tìm thấy tác phẩm tương tự ở bất cứ đâu. 9 trong 10 được tạo tác bằng đá sa thạch nguyên khối, trừ một tượng trâu được ghép từ hai khối đá. Các bức tượng được tạo hình trong tư thế phủ phục với những đường nét khỏe khoắn và rất sinh động.Theo các nhà nghiên cứu, việc đặt tượng các con vật này ở chùa Phật Tích thể hiện nét đặc trưng của tư tưởng triết học Phật giáo thời cổ, đó là phổ độ chúng sinh, giác ngộ muôn loài. Các linh thú này đều có trong điển tích nhà Phật, mang ý nghĩa bảo vệ và quy y Phật pháp.3. Được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, bình gốm hoa lam vẽ thiên nga thời Lê Sơ là chiếc bình gốm cổ đầu tiên được công nhận là bảo vật quốc gia của Việt Nam. Bình có niên đại từ thế kỷ 15, chiều cao 56,5cm, được khai quật tại tàu đắm Cù Lao Chàm năm 1999 - 2000.Bình có màu trắng vẽ hoa lam, miệng loe tròn, thân phình, thuôn dần xuống đáy. Hoa văn trên bình bố trí theo 7 băng: hoa dây, cánh sen kép trong có xoắn ốc, vân mây dải hình khánh, thiên nga, sóng nước, lá đề, phong cảnh, lá đề xen lẫn bốn chim Thiên Nga với các tư thế khác nhau.Những đề tài trang trí đã thoát ra khỏi khuôn mẫu của đề tài kinh điển, được thể hiện phóng khoáng, sáng tạo, đậm yếu tố dân gian, truyền thống vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Có thể nói, chiếc bình là hiện vật phản ánh đỉnh cao của kỹ thuật và nghệ thuật chế tạo đồ gốm thời Lê Sơ.4. Được đúc vào thời vua Minh Mạng, Cửu Đỉnh nhà Nguyễn là một bộ sưu tập những hình ảnh mang tính biểu tượng về nước Việt xưa. Một điều lý thú là hình tượng các loài động vật được thể hiện trên Cửu Đỉnh rất phong phú và sinh động.Trên 9 chiếc đỉnh đúc bằng đồng, có tới gần 40 loài vật được thể hiện, khiến cho bộ Cửu Đỉnh có thể được ví như một "vườn thú" độc nhất vô nhị của nước Việt thời Nguyễn.Các loài vật có mặt trên Cửu Đỉnh là: Rồng, chim trĩ, hổ, ba ba, chim công, cá voi, báo, đồi mồi, gà, cá sấu, tê giác, rùa, con ve, chim hạc, ngựa, trăn, đuông dừa, cá lóc, chim uyên ương, voi, chim vàng anh, cá rô ta, ngao, bò tót, chim yểng, con sam, lợn, vích, vẹt, cá mú, sò, dê, chim già đẫy, cà cuống, mãng xà, con mang...Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
1. Bảo vật quốc gia - tượng động vật bằng đồng thuộc văn hóa Đồng Nai là một trong những hiện vật khảo cổ gây tranh cãi nhất nhất từng được khai quật ở Việt Nam. Tượng có niên đại cách ngày nay khoảng 2.500 năm, được khai quật tại Dốc Chùa, Tân Uyên, Bình Dương năm 1977.
Tượng dài 6,4 cm, cao 5,4 cm, đúc hình con vật 4 chân, đầu ngẩng cao, mõm dài, miệng rộng. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể khẳng định đây là con vật gì. Có xác ý kiến cho rằng đây là tượng con hươu, ngựa hoặc chó săn.
Theo đánh giá của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đây là bức tượng có sự kết hợp đặc điểm của nhiều loại động vật khác nhau, mang tính biểu tượng thiêng liêng, dùng trong nghi lễ nào đó mà các nhà khảo cổ chưa từng phát hiện trong các di tích khác ở Đông Nam Bộ.
2. Chùa Phật Tích (xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) là nơi lưu giữ bộ tượng 10 linh thú có tuổi đời gần 1.000 năm của nhà Lý. Bộ tượng gồm 5 cặp ngựa, tê giác, trâu, voi, sư tử được xếp đối xứng nhau phía trước hành lang tòa Tam Bảo.
Đây là những hiện vật gốc, độc bản, không tìm thấy tác phẩm tương tự ở bất cứ đâu. 9 trong 10 được tạo tác bằng đá sa thạch nguyên khối, trừ một tượng trâu được ghép từ hai khối đá. Các bức tượng được tạo hình trong tư thế phủ phục với những đường nét khỏe khoắn và rất sinh động.
Theo các nhà nghiên cứu, việc đặt tượng các con vật này ở chùa Phật Tích thể hiện nét đặc trưng của tư tưởng triết học Phật giáo thời cổ, đó là phổ độ chúng sinh, giác ngộ muôn loài. Các linh thú này đều có trong điển tích nhà Phật, mang ý nghĩa bảo vệ và quy y Phật pháp.
3. Được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, bình gốm hoa lam vẽ thiên nga thời Lê Sơ là chiếc bình gốm cổ đầu tiên được công nhận là bảo vật quốc gia của Việt Nam. Bình có niên đại từ thế kỷ 15, chiều cao 56,5cm, được khai quật tại tàu đắm Cù Lao Chàm năm 1999 - 2000.
Bình có màu trắng vẽ hoa lam, miệng loe tròn, thân phình, thuôn dần xuống đáy. Hoa văn trên bình bố trí theo 7 băng: hoa dây, cánh sen kép trong có xoắn ốc, vân mây dải hình khánh, thiên nga, sóng nước, lá đề, phong cảnh, lá đề xen lẫn bốn chim Thiên Nga với các tư thế khác nhau.
Những đề tài trang trí đã thoát ra khỏi khuôn mẫu của đề tài kinh điển, được thể hiện phóng khoáng, sáng tạo, đậm yếu tố dân gian, truyền thống vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Có thể nói, chiếc bình là hiện vật phản ánh đỉnh cao của kỹ thuật và nghệ thuật chế tạo đồ gốm thời Lê Sơ.
4. Được đúc vào thời vua Minh Mạng, Cửu Đỉnh nhà Nguyễn là một bộ sưu tập những hình ảnh mang tính biểu tượng về nước Việt xưa. Một điều lý thú là hình tượng các loài động vật được thể hiện trên Cửu Đỉnh rất phong phú và sinh động.
Trên 9 chiếc đỉnh đúc bằng đồng, có tới gần 40 loài vật được thể hiện, khiến cho bộ Cửu Đỉnh có thể được ví như một "vườn thú" độc nhất vô nhị của nước Việt thời Nguyễn.
Các loài vật có mặt trên Cửu Đỉnh là: Rồng, chim trĩ, hổ, ba ba, chim công, cá voi, báo, đồi mồi, gà, cá sấu, tê giác, rùa, con ve, chim hạc, ngựa, trăn, đuông dừa, cá lóc, chim uyên ương, voi, chim vàng anh, cá rô ta, ngao, bò tót, chim yểng, con sam, lợn, vích, vẹt, cá mú, sò, dê, chim già đẫy, cà cuống, mãng xà, con mang...
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.