Phố Mã Mây là con phố dài khoảng 290 mét, kéo dài từ phố Hàng Buồm đến phố Hàng Bạc ở phía Đông khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất phường Hà Khẩu (đoạn đầu) và thôn Dũng Hãn (đoạn cuối), đều thuộc tổng Hữu Túc (sau đổi là Đông Thọ), huyện Thọ Xương cũ.Tên phố Mã Mây là tên gọi ghép từ hai tên phố xưa: phố Hàng Mây là đoạn giáp Hàng Buồm, có những cửa hàng bán song, mây và phố Hàng Mã là đoạn giáp Hàng Bạc, có những cửa hàng bán đồ mã như nhà táng, hình nhân, mũ ông công, tiền giấy...Cần lưu ý, phố Hàng Mã này có trước phố Hàng Mã mạn chợ Đồng Xuân, nên sau khi đã có hai phố Hàng Mã thì người ta gọi phố Hàng Mã gần Hàng Bạc là phố “Hàng Mã dưới” để phân biệt với phố “Hàng Mã trên” chuyên làm bán những hoa giấy, đèn lồng...Vào thời thuộc địa, người Pháp gọi phố Mã Mây là phố Quân Cờ Đen (rue des Pavillons noirs) để ghi nhớ sự kiện trong thời gian Pháp rục rịch chiếm Hà Nội có một bộ phận quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc đóng ở đây và ở phố Hàng Buồm để phối hợp với quân ta chống Pháp.Đến năm 1931 phố Quân Cờ Đen được được đổi tên thành phố Đào Duy Từ. Năm 1945, phố lấy tên là Mã Mây, và tên gọi này được dùng đến nay.Sau các thăng trầm lịch sử, phố Mã Mây không còn sự hiện diện của các ngành nghề truyền thống hoặc mặt hàng đặc trưng như nhiều phố khác trong khu phố cổ Hà Nội.Ngày nay phố được biết đến như một trung tâm lưu trú dành cho du khách nước ngoài với sự hiện diện của rất nhiều nhà nghỉ, khách sạn, văn phòng công ty du lịch, và các quán ăn, cửa hàng chuyên phục vụ khách du lịch.Địa điểm nổi tiếng nhất trên phố Mã Mây là nhà số 87. Ngôi nhà này được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 19, được trùng tu từ năm 1998-1999 trong khuôn khổ hợp tác giữa Thành phố Hà Nội và Thành phố Toulouse (Pháp). Đến năm 2004, nhà 87 Mã Mây được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa sản cấp Quốc gia.Không chỉ là di tích lịch sử, ngôi nhà trăm tuổi này còn có vai trò như một trung tâm văn hóa, với các hoạt động triển lãm sản phẩm và biểu diễn nghệ thuật giới thiệu văn hóa truyền thống của Việt Nam.Ở số nhà 64 Mã Mây có đền Hương Tượng. Đây là một trong những ngôi đền có lịch sử lâu đời nhất phố cổ.Theo các sử liệu, đền được lập từ đời Trần, là nơi thờ Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370) người từng giữ chức Kinh sư đại doãn, là chức quan đứng đầu Kinh thành Thăng Long đời Trần.Một số hình ảnh khác về phố Mã Mây:Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Phố Mã Mây là con phố dài khoảng 290 mét, kéo dài từ phố Hàng Buồm đến phố Hàng Bạc ở phía Đông khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất phường Hà Khẩu (đoạn đầu) và thôn Dũng Hãn (đoạn cuối), đều thuộc tổng Hữu Túc (sau đổi là Đông Thọ), huyện Thọ Xương cũ.
Tên phố Mã Mây là tên gọi ghép từ hai tên phố xưa: phố Hàng Mây là đoạn giáp Hàng Buồm, có những cửa hàng bán song, mây và phố Hàng Mã là đoạn giáp Hàng Bạc, có những cửa hàng bán đồ mã như nhà táng, hình nhân, mũ ông công, tiền giấy...
Cần lưu ý, phố Hàng Mã này có trước phố Hàng Mã mạn chợ Đồng Xuân, nên sau khi đã có hai phố Hàng Mã thì người ta gọi phố Hàng Mã gần Hàng Bạc là phố “Hàng Mã dưới” để phân biệt với phố “Hàng Mã trên” chuyên làm bán những hoa giấy, đèn lồng...
Vào thời thuộc địa, người Pháp gọi phố Mã Mây là phố Quân Cờ Đen (rue des Pavillons noirs) để ghi nhớ sự kiện trong thời gian Pháp rục rịch chiếm Hà Nội có một bộ phận quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc đóng ở đây và ở phố Hàng Buồm để phối hợp với quân ta chống Pháp.
Đến năm 1931 phố Quân Cờ Đen được được đổi tên thành phố Đào Duy Từ. Năm 1945, phố lấy tên là Mã Mây, và tên gọi này được dùng đến nay.
Sau các thăng trầm lịch sử, phố Mã Mây không còn sự hiện diện của các ngành nghề truyền thống hoặc mặt hàng đặc trưng như nhiều phố khác trong khu phố cổ Hà Nội.
Ngày nay phố được biết đến như một trung tâm lưu trú dành cho du khách nước ngoài với sự hiện diện của rất nhiều nhà nghỉ, khách sạn, văn phòng công ty du lịch, và các quán ăn, cửa hàng chuyên phục vụ khách du lịch.
Địa điểm nổi tiếng nhất trên phố Mã Mây là nhà số 87. Ngôi nhà này được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 19, được trùng tu từ năm 1998-1999 trong khuôn khổ hợp tác giữa Thành phố Hà Nội và Thành phố Toulouse (Pháp). Đến năm 2004, nhà 87 Mã Mây được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa sản cấp Quốc gia.
Không chỉ là di tích lịch sử, ngôi nhà trăm tuổi này còn có vai trò như một trung tâm văn hóa, với các hoạt động triển lãm sản phẩm và biểu diễn nghệ thuật giới thiệu văn hóa truyền thống của Việt Nam.
Ở số nhà 64 Mã Mây có đền Hương Tượng. Đây là một trong những ngôi đền có lịch sử lâu đời nhất phố cổ.
Theo các sử liệu, đền được lập từ đời Trần, là nơi thờ Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370) người từng giữ chức Kinh sư đại doãn, là chức quan đứng đầu Kinh thành Thăng Long đời Trần.
Một số hình ảnh khác về phố Mã Mây:
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.