Phố Hàng Vôi là dài khoảng 300 mét, kéo dài từ phố Hàng Tre đến phố Tông Đản, phía Tây hồ Hoàn Kiếm của Hà Nội. Phố nằm trên đất của hai thôn Kiếm Hồ và Tây Luông, thuộc tổng Tả Túc (sau đổi là tổng Phúc Lâm), huyện Thọ Xương cũ.Tên gọi phố Hàng Vôi có nguồn gốc từ việc trước đây phố này ở sát ngay sông Hồng, tiện cho thuyền vôi các tỉnh Đoài, tỉnh Nam tới cập bến bốc dỡ. Dọc phố cũng có nhiều chỗ nung vôi và bán vôi cục.Ngày ấy, cách mấy chục mét về phía Tây, chạy song phố Hàng Vôi là bức tường của lũy đất vòng ngoài kinh thành Thăng Long cũ. Người dân mang vôi tới bán ngay dưới chân lũy, tạo thành một khu chợ vôi nhộn nhịp.Cuối thế kỷ 19, người Pháp cho phá toàn bộ lũy đất để lập ra phố Courbet, tức là phố Lý Thái Tổ ngày nay. Dù các hàng bán vôi trên phố mới bị dẹp nhưng dân địa phương khi đó vẫn gọi đoạn giữa phố Courbet là Hàng Vôi. Như vậy lúc đó có hai phố Hàng Vôi nằm cạnh nhau.Sau khi chính trang đô thị Hà Nội, phố Hàng Vôi được người Pháp gọi là phố Rue de la Chaux (phố bán vôi). Năm 1945, Rue de la Chaux đổi tên và tách ra thành phố Hàng Vôi và phố Gia Định (nay là phố Tông Đản).Cùng với việc quy hoạch lại khu vực quanh hồ Gươm thời thuộc địa, diện mạo phố Hàng Vôi đã thay đổi nhanh chóng, khi những dãy nhà tạm bợ của người bán vôi được thay thế bằng các công trình khang trang của người Pháp.Một nét đặc biệt khiến phố Hàng Vôi khác với các đường phố khác trong 36 phố phường Hà Nội là con phố này còn có một khúc “ruột thừa”, là một một đoạn phố rất ngắn “mọc ra” từ phố chính, thông với đường Trần Quang Khải.Ngày nay phố Hàng Vôi vẫn còn mang chút dáng dấp của một khu phố Tây của Hà Nội thời thuộc địa, với sự hiện diện của một số công trình tuổi đời trên dưới một thế kỷ.Vôi cục, mặt hàng gắn với tên phố giờ chỉ còn là ký ức. Phố Hàng Vôi hiện tại được biết đến với nhịp sống có phần chậm rãi và một số quán cà phê mang phong cách phố phường thu hút nhiều người trẻ...Một số hình ảnh khác về phố Hàng Vôi.
Mời quý độc giả xem video: Phố phường Hà Nội vắng vẻ những ngày chống dịch. VTC14
Phố Hàng Vôi là dài khoảng 300 mét, kéo dài từ phố Hàng Tre đến phố Tông Đản, phía Tây hồ Hoàn Kiếm của Hà Nội. Phố nằm trên đất của hai thôn Kiếm Hồ và Tây Luông, thuộc tổng Tả Túc (sau đổi là tổng Phúc Lâm), huyện Thọ Xương cũ.
Tên gọi phố Hàng Vôi có nguồn gốc từ việc trước đây phố này ở sát ngay sông Hồng, tiện cho thuyền vôi các tỉnh Đoài, tỉnh Nam tới cập bến bốc dỡ. Dọc phố cũng có nhiều chỗ nung vôi và bán vôi cục.
Ngày ấy, cách mấy chục mét về phía Tây, chạy song phố Hàng Vôi là bức tường của lũy đất vòng ngoài kinh thành Thăng Long cũ. Người dân mang vôi tới bán ngay dưới chân lũy, tạo thành một khu chợ vôi nhộn nhịp.
Cuối thế kỷ 19, người Pháp cho phá toàn bộ lũy đất để lập ra phố Courbet, tức là phố Lý Thái Tổ ngày nay. Dù các hàng bán vôi trên phố mới bị dẹp nhưng dân địa phương khi đó vẫn gọi đoạn giữa phố Courbet là Hàng Vôi. Như vậy lúc đó có hai phố Hàng Vôi nằm cạnh nhau.
Sau khi chính trang đô thị Hà Nội, phố Hàng Vôi được người Pháp gọi là phố Rue de la Chaux (phố bán vôi). Năm 1945, Rue de la Chaux đổi tên và tách ra thành phố Hàng Vôi và phố Gia Định (nay là phố Tông Đản).
Cùng với việc quy hoạch lại khu vực quanh hồ Gươm thời thuộc địa, diện mạo phố Hàng Vôi đã thay đổi nhanh chóng, khi những dãy nhà tạm bợ của người bán vôi được thay thế bằng các công trình khang trang của người Pháp.
Một nét đặc biệt khiến phố Hàng Vôi khác với các đường phố khác trong 36 phố phường Hà Nội là con phố này còn có một khúc “ruột thừa”, là một một đoạn phố rất ngắn “mọc ra” từ phố chính, thông với đường Trần Quang Khải.
Ngày nay phố Hàng Vôi vẫn còn mang chút dáng dấp của một khu phố Tây của Hà Nội thời thuộc địa, với sự hiện diện của một số công trình tuổi đời trên dưới một thế kỷ.
Vôi cục, mặt hàng gắn với tên phố giờ chỉ còn là ký ức. Phố Hàng Vôi hiện tại được biết đến với nhịp sống có phần chậm rãi và một số quán cà phê mang phong cách phố phường thu hút nhiều người trẻ...
Một số hình ảnh khác về phố Hàng Vôi.