Trong các phố nghề của Hà Nội xưa, phố Hàng Bạc được coi là con phố "sang" nhất. Từ nhiều thế kỷ trước, đây đã là nơi tập trung những người thợ lành nghề trong kỹ thuật chế tác đồ vàng bạc của đất kinh kỳ.Theo văn bia được lưu giữ, phố Hàng Bạc được thành lập vào thời nhà Lê hoặc sớm hơn một chút. Thời kỳ này, Hàng Bạc thuộc về phường Đông Các, huyện Thọ Xương. Vào thời Nguyễn, đất Hàng Bạc thuộc thôn Dũng Thọ, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội.Dưới triều vua Lê Thánh Tông (thế kỷ 15), quan Thượng thư Bộ Lại Lưu Xuân Tín, một người làng Châu Khê - làng nghề kim hoàn nổi tiếng ở Hải Dương - được triều đình giao việc thành lập một xưởng đúc bạc nén ở kinh thành Thăng Long. Xưởng này nay là nhà số 58 Hàng Bạc.Đầu thế kỷ 19, triều Nguyễn chuyển kinh đô vào Huế và mang theo cả xưởng đúc bạc nén vào trong đó. Phần lớn thợ Châu Khê còn ở Thăng Long vẫn duy trì nghề kim hoàn của mình tại phố Hàng Bạc và lập ra phường thợ. Ngoài ra, thợ kim hoàn ở Ðịnh Công và Ðồng Tâm cũng tới lập nghiệp.Vào thời thuộc Pháp, từ cuối thế kỷ 19 phố có tên tiếng Pháp là Rue des changeurs (phố của những người đổi tiền) do nơi đây tập trung nhiều hiệu đổi tiền. Từ năm 1945 phố chính thức mang tên Hàng Bạc và tên này được duy trì đến nay.Sau nhiều thăng trầm lịch sử, phố Hàng Bạc ngày nay là một trong những khu phố thương mại sôi động bậc nhất khu phố cổ Hà Nội. Dù không còn thịnh vượng như xưa, nghề làm đồ bạc vẫn chiếm một vị trí quan trọng trên con phố này.Dọc theo phố Hàng Bạc có cả chục cửa hàng chuyên kinh doanh đồ bạc. Đây cũng là nơi nơi tập trung những người thợ kim hoàn xuất sắc của Hà Nội.Các sản phẩm bạc trên phố Hàng Bạc được đánh giá cao về sự tinh xảo, phổ biến là đồ trang sức như nhẫn, khuyên tai, các loại dây chuyền, vòng xuyến...Tọa lạc tại số nhà 42 của phố Hàng Bạc là đình Kim Ngân, nơi thờ tổ nghề của những người thợ bạc. Đây là một ngôi đình cổ có giá trị lịch sử, kiến trúc đặc sắc, một trong những công trình thuộc diện bảo tồn đặc biệt của phố cổ Hà Nội.Đến thăm đình Kim Ngân, du khách vừa cảm nhận vẻ đẹp cổ kính của ngôi đền, vừa có thể chiêm ngưỡng những sản phẩm kim hoàn tinh xảo được trưng bày trang trọng, là sự nối tiếp truyền thống lâu đời của những người thợ kim hoàn phố Hàng Bạc.Ngoài nghề bạc, phố Hàng Bạc cũng được người Hà Nội biết đến với sản phẩm thuốc cam gia truyền, một loại thuốc dân gian đặc trị bệnh trẻ em.Là một tuyến phố có vị trí quan trọng ở phố cổ, khi du lịch bùng nổ ở Hà Nội từ thập niên 1990, phố Hàng Bạc đã trở thành nơi tập trung nhiều cơ sở lưu trú, cửa hàng bán đồ lưu niệm, văn hóa phẩm phục vụ khách quốc tế.Con phố này còn lưu giữ được khá nhiều ngôi nhà ống có mặt tiền trang trí kiểu phương Tây cổ điển, một kiểu nhà đặc thù của phố cổ Hà Nội đầu thế kỷ 20.Một số hình ảnh khác về phố Hàng Bạc.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Trong các phố nghề của Hà Nội xưa, phố Hàng Bạc được coi là con phố "sang" nhất. Từ nhiều thế kỷ trước, đây đã là nơi tập trung những người thợ lành nghề trong kỹ thuật chế tác đồ vàng bạc của đất kinh kỳ.
Theo văn bia được lưu giữ, phố Hàng Bạc được thành lập vào thời nhà Lê hoặc sớm hơn một chút. Thời kỳ này, Hàng Bạc thuộc về phường Đông Các, huyện Thọ Xương. Vào thời Nguyễn, đất Hàng Bạc thuộc thôn Dũng Thọ, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội.
Dưới triều vua Lê Thánh Tông (thế kỷ 15), quan Thượng thư Bộ Lại Lưu Xuân Tín, một người làng Châu Khê - làng nghề kim hoàn nổi tiếng ở Hải Dương - được triều đình giao việc thành lập một xưởng đúc bạc nén ở kinh thành Thăng Long. Xưởng này nay là nhà số 58 Hàng Bạc.
Đầu thế kỷ 19, triều Nguyễn chuyển kinh đô vào Huế và mang theo cả xưởng đúc bạc nén vào trong đó. Phần lớn thợ Châu Khê còn ở Thăng Long vẫn duy trì nghề kim hoàn của mình tại phố Hàng Bạc và lập ra phường thợ. Ngoài ra, thợ kim hoàn ở Ðịnh Công và Ðồng Tâm cũng tới lập nghiệp.
Vào thời thuộc Pháp, từ cuối thế kỷ 19 phố có tên tiếng Pháp là Rue des changeurs (phố của những người đổi tiền) do nơi đây tập trung nhiều hiệu đổi tiền. Từ năm 1945 phố chính thức mang tên Hàng Bạc và tên này được duy trì đến nay.
Sau nhiều thăng trầm lịch sử, phố Hàng Bạc ngày nay là một trong những khu phố thương mại sôi động bậc nhất khu phố cổ Hà Nội. Dù không còn thịnh vượng như xưa, nghề làm đồ bạc vẫn chiếm một vị trí quan trọng trên con phố này.
Dọc theo phố Hàng Bạc có cả chục cửa hàng chuyên kinh doanh đồ bạc. Đây cũng là nơi nơi tập trung những người thợ kim hoàn xuất sắc của Hà Nội.
Các sản phẩm bạc trên phố Hàng Bạc được đánh giá cao về sự tinh xảo, phổ biến là đồ trang sức như nhẫn, khuyên tai, các loại dây chuyền, vòng xuyến...
Tọa lạc tại số nhà 42 của phố Hàng Bạc là đình Kim Ngân, nơi thờ tổ nghề của những người thợ bạc. Đây là một ngôi đình cổ có giá trị lịch sử, kiến trúc đặc sắc, một trong những công trình thuộc diện bảo tồn đặc biệt của phố cổ Hà Nội.
Đến thăm đình Kim Ngân, du khách vừa cảm nhận vẻ đẹp cổ kính của ngôi đền, vừa có thể chiêm ngưỡng những sản phẩm kim hoàn tinh xảo được trưng bày trang trọng, là sự nối tiếp truyền thống lâu đời của những người thợ kim hoàn phố Hàng Bạc.
Ngoài nghề bạc, phố Hàng Bạc cũng được người Hà Nội biết đến với sản phẩm thuốc cam gia truyền, một loại thuốc dân gian đặc trị bệnh trẻ em.
Là một tuyến phố có vị trí quan trọng ở phố cổ, khi du lịch bùng nổ ở Hà Nội từ thập niên 1990, phố Hàng Bạc đã trở thành nơi tập trung nhiều cơ sở lưu trú, cửa hàng bán đồ lưu niệm, văn hóa phẩm phục vụ khách quốc tế.
Con phố này còn lưu giữ được khá nhiều ngôi nhà ống có mặt tiền trang trí kiểu phương Tây cổ điển, một kiểu nhà đặc thù của phố cổ Hà Nội đầu thế kỷ 20.
Một số hình ảnh khác về phố Hàng Bạc.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.