Nằm ở phía Đông Nam của hồ Gươm, phố Tràng Tiền có lịch sử hơn 2 thế kỷ, thường được biết đến như con phố “Tây” nhất của Hà Nội.Xưa kia phố Tràng Tiền là một con đường dài ở khu vực cửa ô Tây Long, đi qua đất của ba thôn Tây Long, Thạch Tần, Cựu Lâu, thuộc tổng Phúc Lâm (Hữu Túc), huyện Thọ Xương cũ. Khoảng năm 1808, một xưởng đúc tiền được nhà Nguyễn cho lập ra ở đây, dân quen gọi là Tràng Tiền.Vào thời thuộc địa, chính quyền thực dân lập quy hoạch đô thị, các phố Tây nhanh chóng hình thành mà phố Tràng Tiên là một trục phố quan trọng. Tại nơi đây, xưởng đúc tiền bị bỏ hoang nhiều tòa nhà lớn dần dần mọc lên dọc phố.Con phố này khi đó được chia làm hai đoạn với tên gọi thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử. Trước 1945, đoạn đầu ở giữa Bảo tàng Viễn Đông Bác Cổ và Quảng trường Nhà hát Lớn gọi là phố France, đoạn từ quảng trường ra bờ hồ là phố Paul Bert (gồm cả phố Hàng Khay).Trong giai đoạn 1945-1951, phố France đổi tên thành Đồn Thủy, phố Paul Bert thành phố Tràng Tiền, Hàng Khay tách thành phố riêng. Từ năm 1951-1954, hai đoạn phố lần lượt mang tên là Pháp Quốc và Anh Quốc, đền rồi sau 1954 được gộp thành phố Tràng Tiền như ngày nay.Nằm ở một vị trí đắc địa và là nơi sinh sống của những người Pháp thành đạt, phố Tràng Tiền đã được biết đến như một trung tâm của lối sống Pháp ở Hà Nội xưa, với những công trình kiến trúc tráng lệ và nhiều quán cà phê, cửa hàng sang trọng.Sau một thế kỷ, diện mạo phố Tràng Tiền đã thay đổi chóng mặt, nhưng phong cách phương Tây của khu phố thì vẫn còn được lưu giữ ít nhiều.Con phố này là nơi tập trung nhiều di sản kiến trúc của Hà Nội thời thuộc địa, nổi bật trong số đó là Nhà hát Lớn. Công trình xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911, theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris nhưng mang tầm vóc nhỏ hơn và sử dụng các vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương.Công trình tiếp theo là tòa nhà Bảo tàng Louis Finot của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam) được coi là một trong những công trình tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Đông Dương ở Việt Nam thời thuộc địa.Ngoài ra, dọc phố Tràng Tiền còn sót lại vài kiến trúc kiểu Art, điển hình là tòa nhà chi nhánh ngân hàng Pháp Hoa (Franco-Chinoise), nay là trụ sở Bộ Công Thương.Cơ sở kinh doanh của H. Charpantier nay là Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ở góc Tràng Tiền – Lê Thánh Tông.Rạp Công Nhân trên phố nguyên rạp là Cinéma Palace, do người Pháp khởi công xây dựng năm 1917 và hoàn thành năm 1920, là rạp chiếu phim sang trọng bậc nhất của vùng Đông Dương. Do rạp đã được xây lại nên phong cách kiến trúc cổ điển ban đầu không còn nữa.Con phố này cũng là nơi tọa lạc của trung tâm thương mại kiểu phương Tây lớn nhất Hà Nội xưa là tòa nhà Godárd, ngày nay là Trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza ở góc Tràng Tiền – Hàng Bài. Phía đối diện là tòa nhà Taverne Royale, nay là Trung tâm Thông tin Triển Lãm TP Hà Nội.Khách sạn Hà Nội (khách sạn Dân Chủ) nằm gần Nhà hát Lớn, từng là một trong những khách sạn lâu đời nhất Hà Nội xưa. Gần đây công trình này được xây dựng lại với quy mô hoành tráng, mang tên mới là khách sạn De L'Opera Hà Nội.Một nét đặc trưng cho lối sống phương Tây vẫn còn được lưu giữ ở phố Tràng Tiền là sự hiện diện dày đặc của sách báo, từ những sạp báo vỉa hè cho đến những hiệu sách lớn và trung tâm thương mại chuyên về sách văn hóa phẩm.Ngoài ra, không thể không kể đến một điểm nhấn văn hóa trên phố Tràng Tiền là Trung tâm văn hoá Pháp L’Espace, tọa lạc ở tòa nhà xưa kia là nhà in IDEO.Và đừng quên kem Tràng Tiền, món quà vặt gắn với tên phố đã chinh phục khẩu vị tinh tế của người Hà Nội qua rất nhiều thế hệ.Trên con phố này, nhiều sự kiện lịch sử của Hà Nội đã diễn ra. Ngày 26/4/1913, tại trụ sở chi nhánh ngân hàng Pháp Hoa cạnh khách sạn Hà Nội, chí sĩ Nguyễn Khắc Cần của Việt Nam Quang Phục Hội đã ném tạc đạn tiêu diệt hai sĩ quan cấp tá của Pháp. Ngày nay, con phố ngắn cạnh khách sạn mang tên ông.Vào ngày, 19/8/1945, quảng trường phía trước Nhà hát Lớn (Quảng trường Cách mạng Tháng 8) đã từng chứng kiến cuộc mít tinh diễu hành rất lớn được Mặt trận Việt Minh biến thành ngòi nổ cho lực lượng vũ trang giành chính quyền trong cuộc cách mạng khai sinh ra nước Việt Nam độc lập.Sau nhiều thăng trầm lịch sử, phố Tràng Tiền ngày nay vừa hiện đại một cách quyến rũ với các hoạt động mua sắm, giải trí phong phú, vừa mang vẻ hoài cổ từ những kiến trúc trăm tuổi và những giá trị văn hóa trường tồn cùng thời gian.Đây thực sự là một con phố đặc biệt mà du khách phương xa không thể không ghé chân qua trên hành trình khám phá Hà Nội.Một số hình ảnh khác về phố Tràng Tiền.Nghe ca khúc Việt nam quê hương tôi.
Nằm ở phía Đông Nam của hồ Gươm, phố Tràng Tiền có lịch sử hơn 2 thế kỷ, thường được biết đến như con phố “Tây” nhất của Hà Nội.
Xưa kia phố Tràng Tiền là một con đường dài ở khu vực cửa ô Tây Long, đi qua đất của ba thôn Tây Long, Thạch Tần, Cựu Lâu, thuộc tổng Phúc Lâm (Hữu Túc), huyện Thọ Xương cũ. Khoảng năm 1808, một xưởng đúc tiền được nhà Nguyễn cho lập ra ở đây, dân quen gọi là Tràng Tiền.
Vào thời thuộc địa, chính quyền thực dân lập quy hoạch đô thị, các phố Tây nhanh chóng hình thành mà phố Tràng Tiên là một trục phố quan trọng. Tại nơi đây, xưởng đúc tiền bị bỏ hoang nhiều tòa nhà lớn dần dần mọc lên dọc phố.
Con phố này khi đó được chia làm hai đoạn với tên gọi thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử. Trước 1945, đoạn đầu ở giữa Bảo tàng Viễn Đông Bác Cổ và Quảng trường Nhà hát Lớn gọi là phố France, đoạn từ quảng trường ra bờ hồ là phố Paul Bert (gồm cả phố Hàng Khay).
Trong giai đoạn 1945-1951, phố France đổi tên thành Đồn Thủy, phố Paul Bert thành phố Tràng Tiền, Hàng Khay tách thành phố riêng. Từ năm 1951-1954, hai đoạn phố lần lượt mang tên là Pháp Quốc và Anh Quốc, đền rồi sau 1954 được gộp thành phố Tràng Tiền như ngày nay.
Nằm ở một vị trí đắc địa và là nơi sinh sống của những người Pháp thành đạt, phố Tràng Tiền đã được biết đến như một trung tâm của lối sống Pháp ở Hà Nội xưa, với những công trình kiến trúc tráng lệ và nhiều quán cà phê, cửa hàng sang trọng.
Sau một thế kỷ, diện mạo phố Tràng Tiền đã thay đổi chóng mặt, nhưng phong cách phương Tây của khu phố thì vẫn còn được lưu giữ ít nhiều.
Con phố này là nơi tập trung nhiều di sản kiến trúc của Hà Nội thời thuộc địa, nổi bật trong số đó là Nhà hát Lớn. Công trình xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911, theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris nhưng mang tầm vóc nhỏ hơn và sử dụng các vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương.
Công trình tiếp theo là tòa nhà Bảo tàng Louis Finot của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam) được coi là một trong những công trình tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Đông Dương ở Việt Nam thời thuộc địa.
Ngoài ra, dọc phố Tràng Tiền còn sót lại vài kiến trúc kiểu Art, điển hình là tòa nhà chi nhánh ngân hàng Pháp Hoa (Franco-Chinoise), nay là trụ sở Bộ Công Thương.
Cơ sở kinh doanh của H. Charpantier nay là Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ở góc Tràng Tiền – Lê Thánh Tông.
Rạp Công Nhân trên phố nguyên rạp là Cinéma Palace, do người Pháp khởi công xây dựng năm 1917 và hoàn thành năm 1920, là rạp chiếu phim sang trọng bậc nhất của vùng Đông Dương. Do rạp đã được xây lại nên phong cách kiến trúc cổ điển ban đầu không còn nữa.
Con phố này cũng là nơi tọa lạc của trung tâm thương mại kiểu phương Tây lớn nhất Hà Nội xưa là tòa nhà Godárd, ngày nay là Trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza ở góc Tràng Tiền – Hàng Bài. Phía đối diện là tòa nhà Taverne Royale, nay là Trung tâm Thông tin Triển Lãm TP Hà Nội.
Khách sạn Hà Nội (khách sạn Dân Chủ) nằm gần Nhà hát Lớn, từng là một trong những khách sạn lâu đời nhất Hà Nội xưa. Gần đây công trình này được xây dựng lại với quy mô hoành tráng, mang tên mới là khách sạn De L'Opera Hà Nội.
Một nét đặc trưng cho lối sống phương Tây vẫn còn được lưu giữ ở phố Tràng Tiền là sự hiện diện dày đặc của sách báo, từ những sạp báo vỉa hè cho đến những hiệu sách lớn và trung tâm thương mại chuyên về sách văn hóa phẩm.
Ngoài ra, không thể không kể đến một điểm nhấn văn hóa trên phố Tràng Tiền là Trung tâm văn hoá Pháp L’Espace, tọa lạc ở tòa nhà xưa kia là nhà in IDEO.
Và đừng quên kem Tràng Tiền, món quà vặt gắn với tên phố đã chinh phục khẩu vị tinh tế của người Hà Nội qua rất nhiều thế hệ.
Trên con phố này, nhiều sự kiện lịch sử của Hà Nội đã diễn ra. Ngày 26/4/1913, tại trụ sở chi nhánh ngân hàng Pháp Hoa cạnh khách sạn Hà Nội, chí sĩ Nguyễn Khắc Cần của Việt Nam Quang Phục Hội đã ném tạc đạn tiêu diệt hai sĩ quan cấp tá của Pháp. Ngày nay, con phố ngắn cạnh khách sạn mang tên ông.
Vào ngày, 19/8/1945, quảng trường phía trước Nhà hát Lớn (Quảng trường Cách mạng Tháng 8) đã từng chứng kiến cuộc mít tinh diễu hành rất lớn được Mặt trận Việt Minh biến thành ngòi nổ cho lực lượng vũ trang giành chính quyền trong cuộc cách mạng khai sinh ra nước Việt Nam độc lập.
Sau nhiều thăng trầm lịch sử, phố Tràng Tiền ngày nay vừa hiện đại một cách quyến rũ với các hoạt động mua sắm, giải trí phong phú, vừa mang vẻ hoài cổ từ những kiến trúc trăm tuổi và những giá trị văn hóa trường tồn cùng thời gian.
Đây thực sự là một con phố đặc biệt mà du khách phương xa không thể không ghé chân qua trên hành trình khám phá Hà Nội.
Một số hình ảnh khác về phố Tràng Tiền.
Nghe ca khúc Việt nam quê hương tôi.