1. Nằm tại xóm Trại, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng, cây đa 13 gốc là tên gọi của một cây cổ thụ có tuổi đời trên 300 năm, được mọi người dân trong thành phố biết đến.Đúng như tên gọi, cây đa kỳ lạ này có 13 gốc to lớn, thẳng tắp như những chiếc cột đình. Gốc đa chính lớn nhất, có chu vi lên tới 8,2m, 12 gốc còn lại trổ ra quanh gốc chính cũng to không kém.Theo số liệu đo đạc của Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, tổng chu vi của 13 gốc đa lên tới 30m. Những gốc đa được nối với nhau bằng các cành có đường kính gần 1 mét, đan xen vào nhau.Xung quanh cây đa 13 gốc tồn tại nhiều giai thoại mang đậm màu sắc huyền bí, được truyền miệng qua nhiều thế hệ. Vào năm 2014, cây đã chính thức được công nhận là “Cây di sản Việt Nam”.2. Tu viện Giác Hải là một thắng cảnh nổi tiếng của huyện Vạn Ninh ở tỉnh Khánh Hòa. Tu viện có một khuôn viên rất rộng với nhiều cây cổ thụ, trong đó có một cây xoài rất đặc biệt. Cây xoài cổ thụ này nằm cạnh lối lên chính điện của tu viện, có tuổi đời ước chừng gần một thế kỷ.Điểm đặc biệt của cây xoài này là có rất nhiều thân. Khó có thể biết được đâu là thân chính của cây. Từ mặt đất, các thân cây vươn lên với các thế uốn lượn đẹp mắt.Dáng cây gợi liên tưởng đến một bầy rồng từ lòng đất bay lên trời xanh. Tán cây rất rộng và xanh tốt, che phủ một khoảng sân rộng lớn. Bề mặt thân cây gân guốc, xù xì, nhuốm màu thời gian.Xung quanh gốc xoài cổ thụ, sư trụ trì của tu viện đã cho xây bệ đá làm nơi nghỉ chân của khách thập phương.3. Quanh hồ Gươm – trái tim của Hà Nội – có rất nhiều cây cổ thụ, và nổi tiếng nhất trong số đó là cây lộc vừng 9 gốc. Cây nằm sát bờ hồ, đối diện Tổng công ty Điện lực Hà Nội. Tên gọi của cây bắt nguồn từ hình dáng độc đáo, với 9 gốc cây cong cong như con rồng vươn mình ra mặt hồ.Không ai biết cây đã bao nhiêu tuổi. Chỉ có một điều chắc chắn rằng nhiều người cao tuổi ở quanh hồ Gươm vẫn nhớ về kỷ niệm ấu thơ khi leo trèo, đùa nghịch trên cây lộc vừng trứ danh. Cũng không rõ đây là một cây lộc vừng có 9 gốc hay là 9 gốc của 9 cây riêng biệt chụm lại.Quanh cây lộc vừng đặc biệt này, có giai thoại rằng thời xưa mỗi khi hoa lộc vừng nở, các cụ rùa lại thi nhau nổi lên, như thể là để thưởng lãm vẻ đẹp hiếm có khi sắc hoa nhuộm đỏ một góc hồ.Rất nhiều người Hà Nội đã có kỷ niệm đẹp với cây lộc vừng 9 gốc. Những kỷ niệm đó sẽ không bao giờ mất đi, cũng như hình ảnh cây lộc vừng thân thương đã trở thành một phần ký ức lịch sử trường tồn cùng Hà Nội theo dòng thời gian.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
1. Nằm tại xóm Trại, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng, cây đa 13 gốc là tên gọi của một cây cổ thụ có tuổi đời trên 300 năm, được mọi người dân trong thành phố biết đến.
Đúng như tên gọi, cây đa kỳ lạ này có 13 gốc to lớn, thẳng tắp như những chiếc cột đình. Gốc đa chính lớn nhất, có chu vi lên tới 8,2m, 12 gốc còn lại trổ ra quanh gốc chính cũng to không kém.
Theo số liệu đo đạc của Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, tổng chu vi của 13 gốc đa lên tới 30m. Những gốc đa được nối với nhau bằng các cành có đường kính gần 1 mét, đan xen vào nhau.
Xung quanh cây đa 13 gốc tồn tại nhiều giai thoại mang đậm màu sắc huyền bí, được truyền miệng qua nhiều thế hệ. Vào năm 2014, cây đã chính thức được công nhận là “Cây di sản Việt Nam”.
2. Tu viện Giác Hải là một thắng cảnh nổi tiếng của huyện Vạn Ninh ở tỉnh Khánh Hòa. Tu viện có một khuôn viên rất rộng với nhiều cây cổ thụ, trong đó có một cây xoài rất đặc biệt. Cây xoài cổ thụ này nằm cạnh lối lên chính điện của tu viện, có tuổi đời ước chừng gần một thế kỷ.
Điểm đặc biệt của cây xoài này là có rất nhiều thân. Khó có thể biết được đâu là thân chính của cây. Từ mặt đất, các thân cây vươn lên với các thế uốn lượn đẹp mắt.
Dáng cây gợi liên tưởng đến một bầy rồng từ lòng đất bay lên trời xanh. Tán cây rất rộng và xanh tốt, che phủ một khoảng sân rộng lớn. Bề mặt thân cây gân guốc, xù xì, nhuốm màu thời gian.
Xung quanh gốc xoài cổ thụ, sư trụ trì của tu viện đã cho xây bệ đá làm nơi nghỉ chân của khách thập phương.
3. Quanh hồ Gươm – trái tim của Hà Nội – có rất nhiều cây cổ thụ, và nổi tiếng nhất trong số đó là cây lộc vừng 9 gốc. Cây nằm sát bờ hồ, đối diện Tổng công ty Điện lực Hà Nội. Tên gọi của cây bắt nguồn từ hình dáng độc đáo, với 9 gốc cây cong cong như con rồng vươn mình ra mặt hồ.
Không ai biết cây đã bao nhiêu tuổi. Chỉ có một điều chắc chắn rằng nhiều người cao tuổi ở quanh hồ Gươm vẫn nhớ về kỷ niệm ấu thơ khi leo trèo, đùa nghịch trên cây lộc vừng trứ danh. Cũng không rõ đây là một cây lộc vừng có 9 gốc hay là 9 gốc của 9 cây riêng biệt chụm lại.
Quanh cây lộc vừng đặc biệt này, có giai thoại rằng thời xưa mỗi khi hoa lộc vừng nở, các cụ rùa lại thi nhau nổi lên, như thể là để thưởng lãm vẻ đẹp hiếm có khi sắc hoa nhuộm đỏ một góc hồ.
Rất nhiều người Hà Nội đã có kỷ niệm đẹp với cây lộc vừng 9 gốc. Những kỷ niệm đó sẽ không bao giờ mất đi, cũng như hình ảnh cây lộc vừng thân thương đã trở thành một phần ký ức lịch sử trường tồn cùng Hà Nội theo dòng thời gian.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.