Những nơi kinh doanh, buôn bán thường có một bàn thờ Thần Tài, Ông Địa - những vị thầm đem lại tài lộc và may mắn cho giá chủ.
Bàn thờ Thần Tài, Ông Địa thường đặt ở góc nhà, dưới đất, trước cửa ra vào để đón tài lộc chứ không cần phải đặt cao như bàn thờ gia tiên, thần Phật.
Trên bàn thờ Thần Tài ngoài tượng của hai vị thần, bát hương, hũ gạo, hũ muối, hũ nước... thì người ta còn hay đặt thêm tỏi tươi.
|
Ảnh minh họa. |
Cách thờ Thần Tài này đã được áp dụng từ xa xưa. Theo ông bà ta, việc đặt thêm 5 củ tỏi tươi, đẹp mắt hoặc một bó tỏi lên bàn thờ Thần Tài sẽ giúp các vị thần dễ bài trừ các “đạo chích vong binh” ám muội, cải thiện đường tài vận của gia đình, giúp gia đạo bình an.
Ngoài ra, trên bàn thờ Thần Tài nên đặt thêm một ông Cóc (Thiềm Thừ) ở bên trái. Sáng quay cóc ra, tối quay cóc vào để thu hút tiền bạc, phúc khí cho gia chủ.
Gia chủ cần thường xuyên lau dọn dọn bàn thờ sạch sẽ. Không gian trước mặt bàn thờ cần quang đãng, tránh làm dơ bẩn.
Lau bàn thờ bằng nước hoa bưởi (hoặc nước ấm) vào ngày cuối tháng, ngày 14 âm lịch và ngày 10 tháng Giêng (ngày vía Thần Tài).
Nên chọn hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền để dâng lên Thần Tài; trái cây nên chọn ngũ quả.
Những lúc cần cầu xin điều gì thì thắp 3 nén hương (nhang) theo hàng ngang. Những ngày rằm, mùng 1, ngày lễ, tết thì thắp 5 nén hương theo hình chữ thập.
Nên chọn loại hương có thể giữ tàn để bát hương trông đẹp hơn và tụ khí tốt. Nên thắp hương cho Thần Tài vào buổi sáng sớm trước khi mở hàng và vào buổi tối.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.