Cuộc đời Nikolai A. Morozov - người lính Liên Xô lớn tuổi nhất tham gia Thế chiến 2 có nhiều thăng trầm. Ông là con trai của một quý tộc với mẹ là nông nô.Khi trưởng thành, Morozov tham gia phong trào "Dân ý" (Narodnaya Volya). Các thành viên trong phong trào này bị bắt giữ vì có liên quan đến vụ ám sát Sa hoàng Alexander II vào ngày 1/1/1881. Theo đó, Morozov bị giới chức trách đưa ra xét xử và kết án 25 năm tù. Trong thời gian ngồi tù, ông chăm chỉ đọc nhiều loại sách và tự học 11 ngoại ngữ.Trong đợt ân xá năm 1905, ông được trả tự do. Sau khi ra tù, ông Morozov bắt đầu nghiên cứu khoa học và công bố nhiều công trình khoa học được đánh giá cao.Đến năm 1918, ông được bổ nhiệm làm giám đốc Viện Khoa học Tự nhiên P.F. Lesgaft. Trong thời gian đảm nhận chức vụ này, ông có nhiều đóng góp to lớn cho nước Nga trong các lĩnh vực: thiên văn học, vật lý, hàng không, vũ trụ...Không chỉ say mê nghiên cứu khoa học, ông Morozov tham gia các khóa huấn luyện bắn tỉa do lực lượng dân quân ở Nga tổ chức. Nhờ vậy, ông ngắm bắn mục tiêu khá chuẩn xác.Khi Đức quốc xã bất ngờ tấn công Liên Xô tháng 6/1941, ông Morozov hưởng ứng lời kêu gọi nhập ngũ của chính quyền Moscow. Ông xin gia nhập quân đội để trực tiếp cầm súng trên chiến trường. Khi ấy, ông Morozov 88 tuổi. Do tuổi tác khá cao nên ban đầu giới chức quân sự từ chối đơn gia nhập của ông.Về sau, đơn gia nhập của ông Morozov cũng được chấp nhận. Tuy nhiên, Hồng quân Liên Xô cho phép ông tới mặt trận gần Leningrad trong thời gian 1 tháng. Ông Morozov vô cùng vui mừng khi tâm nguyện cầm súng chiến đấu bảo vệ quê hương được Hồng quân Liên Xô chấp thuận. Theo đó, ông đến khu vực chiến trường được sắp xếp.Tại đây, ông Morozov sử dụng kỹ thuật bắn súng đã học và tiêu diệt được nhiều lính Đức quốc xã. Người lính lớn tuổi trong quân đội Liên Xô khiến nhiều đồng đội trẻ tuổi bất ngờ và kính phục bởi ông không chỉ có sức khỏe tốt, nhanh nhẹn, dũng mãnh mà còn có tài bắn tỉa chính xác dù điều kiện thời tiết không thuận lợi.Người lính cao tuổi Morozov được Hồng quân Liên Xô rút về hậu phương sau một thời gian ở tiền tuyến như dự định. Sau khi trở về, ông tiếp tục nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.Nhờ hành động dũng cảm và những chiến công trên chiến trường, ông Morozov được trao Huân chương Phòng thủ Leningrad năm 1944, hai Huân chương Lenin vào năm 1944 và 1945. Vào tháng 7/1946, người lính Liên Xô lớn tuổi nhất trong Thế chiến 2 qua đời. Mời độc giả xem video: Tổng thống Putin lặn xuống đáy biển xem xác tàu ngầm Thế chiến 2. Nguồn: Truyền hình Pháp Luật Việt Nam.
Cuộc đời Nikolai A. Morozov - người lính Liên Xô lớn tuổi nhất tham gia Thế chiến 2 có nhiều thăng trầm. Ông là con trai của một quý tộc với mẹ là nông nô.
Khi trưởng thành, Morozov tham gia phong trào "Dân ý" (Narodnaya Volya). Các thành viên trong phong trào này bị bắt giữ vì có liên quan đến vụ ám sát Sa hoàng Alexander II vào ngày 1/1/1881. Theo đó, Morozov bị giới chức trách đưa ra xét xử và kết án 25 năm tù. Trong thời gian ngồi tù, ông chăm chỉ đọc nhiều loại sách và tự học 11 ngoại ngữ.
Trong đợt ân xá năm 1905, ông được trả tự do. Sau khi ra tù, ông Morozov bắt đầu nghiên cứu khoa học và công bố nhiều công trình khoa học được đánh giá cao.
Đến năm 1918, ông được bổ nhiệm làm giám đốc Viện Khoa học Tự nhiên P.F. Lesgaft. Trong thời gian đảm nhận chức vụ này, ông có nhiều đóng góp to lớn cho nước Nga trong các lĩnh vực: thiên văn học, vật lý, hàng không, vũ trụ...
Không chỉ say mê nghiên cứu khoa học, ông Morozov tham gia các khóa huấn luyện bắn tỉa do lực lượng dân quân ở Nga tổ chức. Nhờ vậy, ông ngắm bắn mục tiêu khá chuẩn xác.
Khi Đức quốc xã bất ngờ tấn công Liên Xô tháng 6/1941, ông Morozov hưởng ứng lời kêu gọi nhập ngũ của chính quyền Moscow. Ông xin gia nhập quân đội để trực tiếp cầm súng trên chiến trường. Khi ấy, ông Morozov 88 tuổi. Do tuổi tác khá cao nên ban đầu giới chức quân sự từ chối đơn gia nhập của ông.
Về sau, đơn gia nhập của ông Morozov cũng được chấp nhận. Tuy nhiên, Hồng quân Liên Xô cho phép ông tới mặt trận gần Leningrad trong thời gian 1 tháng. Ông Morozov vô cùng vui mừng khi tâm nguyện cầm súng chiến đấu bảo vệ quê hương được Hồng quân Liên Xô chấp thuận. Theo đó, ông đến khu vực chiến trường được sắp xếp.
Tại đây, ông Morozov sử dụng kỹ thuật bắn súng đã học và tiêu diệt được nhiều lính Đức quốc xã. Người lính lớn tuổi trong quân đội Liên Xô khiến nhiều đồng đội trẻ tuổi bất ngờ và kính phục bởi ông không chỉ có sức khỏe tốt, nhanh nhẹn, dũng mãnh mà còn có tài bắn tỉa chính xác dù điều kiện thời tiết không thuận lợi.
Người lính cao tuổi Morozov được Hồng quân Liên Xô rút về hậu phương sau một thời gian ở tiền tuyến như dự định. Sau khi trở về, ông tiếp tục nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.
Nhờ hành động dũng cảm và những chiến công trên chiến trường, ông Morozov được trao Huân chương Phòng thủ Leningrad năm 1944, hai Huân chương Lenin vào năm 1944 và 1945. Vào tháng 7/1946, người lính Liên Xô lớn tuổi nhất trong Thế chiến 2 qua đời.
Mời độc giả xem video: Tổng thống Putin lặn xuống đáy biển xem xác tàu ngầm Thế chiến 2. Nguồn: Truyền hình Pháp Luật Việt Nam.