Phần lớn các hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là những sản phẩm thủ công mỹ nghệ do các nghệ nhân giỏi nhất làm ra theo lệnh của triều đình, hoặc để cung tiến cho vua. Chúng không phải là những mặt hàng sản xuất hàng lọat, mà mỗi thứ chỉ có một bộ hoặc một chiếc duy nhất.Độc đáo bậc nhất phải kể đến bộ sưu tập pháp lam - tên gọi của những sản phẩm được làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng, trên bề mặt được tráng men trang trí nhiều màu - hiện vật đặc trưng của cung đình nhà Nguyễn, không có ở các triều đại khác của Việt Nam.Bên cạnh các sản phẩm trong nước, có cả các vật phẩm được triều đình đặt làm ở nước ngoài, chủ yếu là đồ sứ, được gọi là sứ ký kiểu. Đây là các món đồ bằng sứ phục vụ sinh hoạt của hoàng gia, được gửi kiểu thức đặt làm tại các lò sứ danh tiếng của Trung Quốc, châu Âu, Nhật Bản.Nhiều hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế từng được các bậc hoàng đế nhà Nguyễn trực tiếp sử dụng, như long sàng của vua Khải Định, ấn ngà của vua Tự Đức, kiệu vua dùng để di chuyển trong Hoàng thành...Ngoài ra, không thể không nhắc đến khu trưng bày ngoài trời, nơi quy tụ hàng chục hiện vật bằng đồng có kích thước lớn, chế tác tinh xảo, gồm các loại súng thần công, chuông, đỉnh, vạc...Không chỉ mang giá trị về lịch sử, mỹ thuật, các hiện vật của Bảo tàng còn là hiện thân của một kho tàng văn hóa gắn với những nghề thủ công truyền thống đặc sắc của người Việt như sơn son thiếp vàng, khảm xà xừ, chạm khắc gỗ, chế tác đá quý, chạm bạc, đúc đồng...Bản thân tòa nhà Bảo tàng - điện Long An xưa - được coi là một trong những kiến trúc cung đình đẹp nhất Huế còn được bảo tồn đến nay. Cung điện này có 128 cây cột gỗ quý, trên hệ khung gỗ có hình chạm khắc các biểu tượng cung đình và hơn 1.000 bài thơ bằng chữ Hán...Là một công trình nằm trong quần thể di tích được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1993, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế thực sự là một bảo tàng mang đẳng cấp đế vương, một điểm đến mà du khách không thể bỏ qua ở Cố đô Huế. Mời quý độc giả xem video: Phục dựng Tử Cấm Thành Huế.
Phần lớn các hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là những sản phẩm thủ công mỹ nghệ do các nghệ nhân giỏi nhất làm ra theo lệnh của triều đình, hoặc để cung tiến cho vua. Chúng không phải là những mặt hàng sản xuất hàng lọat, mà mỗi thứ chỉ có một bộ hoặc một chiếc duy nhất.
Độc đáo bậc nhất phải kể đến bộ sưu tập pháp lam - tên gọi của những sản phẩm được làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng, trên bề mặt được tráng men trang trí nhiều màu - hiện vật đặc trưng của cung đình nhà Nguyễn, không có ở các triều đại khác của Việt Nam.
Bên cạnh các sản phẩm trong nước, có cả các vật phẩm được triều đình đặt làm ở nước ngoài, chủ yếu là đồ sứ, được gọi là sứ ký kiểu. Đây là các món đồ bằng sứ phục vụ sinh hoạt của hoàng gia, được gửi kiểu thức đặt làm tại các lò sứ danh tiếng của Trung Quốc, châu Âu, Nhật Bản.
Nhiều hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế từng được các bậc hoàng đế nhà Nguyễn trực tiếp sử dụng, như long sàng của vua Khải Định, ấn ngà của vua Tự Đức, kiệu vua dùng để di chuyển trong Hoàng thành...
Ngoài ra, không thể không nhắc đến khu trưng bày ngoài trời, nơi quy tụ hàng chục hiện vật bằng đồng có kích thước lớn, chế tác tinh xảo, gồm các loại súng thần công, chuông, đỉnh, vạc...
Không chỉ mang giá trị về lịch sử, mỹ thuật, các hiện vật của Bảo tàng còn là hiện thân của một kho tàng văn hóa gắn với những nghề thủ công truyền thống đặc sắc của người Việt như sơn son thiếp vàng, khảm xà xừ, chạm khắc gỗ, chế tác đá quý, chạm bạc, đúc đồng...
Bản thân tòa nhà Bảo tàng - điện Long An xưa - được coi là một trong những kiến trúc cung đình đẹp nhất Huế còn được bảo tồn đến nay. Cung điện này có 128 cây cột gỗ quý, trên hệ khung gỗ có hình chạm khắc các biểu tượng cung đình và hơn 1.000 bài thơ bằng chữ Hán...
Là một công trình nằm trong quần thể di tích được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1993, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế thực sự là một bảo tàng mang đẳng cấp đế vương, một điểm đến mà du khách không thể bỏ qua ở Cố đô Huế.
Mời quý độc giả xem video: Phục dựng Tử Cấm Thành Huế.