Có phải đi chùa vào buổi sáng tốt hơn buổi tối?

Google News

Thực tế không có cơ sở nào chứng minh được là đi vào buổi tối sẽ gặp những điều không may. Chỉ cần lòng thành tâm cầu nguyện thì lúc nào cũng có thể đến chùa.

Nên đi lễ chùa vào buổi sáng hay buổi chiều?

Có nhiều quan điểm cho rằng: Nên đi lễ chùa vào buổi sáng hoặc sáng sớm. Bởi đây là thời điểm đón một ngày mới, có nhiều phúc khí nhất. Thêm nữa thời điểm này ở đền, chùa rất thanh tịnh, người dân, Phật tử đến lễ có thể cảm nhận được sự bình yên. Ngoài ra, lúc thanh tịnh nhất, con người cũng có thể toàn tâm toàn ý khấn vái, thể hiện ước nguyện của bản thân.

Đức Phật cũng không đưa ra chỉ dẫn nào. Chỉ cần muốn đến chùa lễ Phật thì buổi sáng sẽ thuận tiện hơn. Nếu bạn ở nhà, hãy thoải mái. Các ngày mồng một, mười lăm, tám và hai mươi ba âm lịch là ngày dành cho những người đệ tử thọ bát quan tại nhà, mỗi tuần thọ một ngày, thường là ngũ giới. Về phần còn lại, Đức Phật không quy định. Không có lệnh cấm thắp hương vào ban đêm nên câu nói dân gian không phải là lời Phật dạy.

Co phai di chua vao buoi sang tot hon buoi toi?

Bạn đang thắc mắc “có nên đi chùa vào buổi tối không?” Đi chùa vào buổi tối là điều bình thường. Tại nhà chùa cũng không có quan niệm là không được đi chùa vào buổi tối nên mọi người có thể đến bất cứ lúc nào, cả ban ngày lẫn buổi tối. Có người cho rằng, đi chùa vào buổi tối cầu nguyện sẽ không linh nghiệm và gặp phải xui xẻo.

Thực tế không có cơ sở nào chứng minh được là đi vào buổi tối sẽ gặp những điều không may. Chỉ cần lòng thành tâm cầu nguyện thì lúc nào cũng có thể đến chùa. Chủ yếu là ý thức con người, ví dụ buổi tối thì bạn đi vào các giờ như 7,8,9 giờ hạn chế đi muộn hơn thời gian 9h vì buổi tối nhà chùa cũng phải dọn dẹp và đi ngủ. Nên đi muộn quá sẽ không hay.

Những đối tượng thường xuyên đi chùa vào buổi tối là người ban ngày bận đi làm, nên sẽ đi vào buổi tối để đến chùa thắp nén thể hiện sự thành tâm của mình. Điều này còn ý nghĩa và quý trọng hơ là những thói quen đến chùa nhưng không có sự thành tâm cầu phật.

Bài văn khấn chung

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....

Tín chủ con là .................................................................................................

Ngụ tại ............................................................................................................

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

- Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

- Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

- Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

- Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

- Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được .................................... (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai quan nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Theo Minh Thành/TH&PL

>> xem thêm

Bình luận(0)