Con người hiện đại như ngày nay đều cho rằng sự hiếu thảo chính la phụng dưỡng, chăm sóc bố mẹ khi già yếu, đau ốm. Nhưng người xưa thì lại cho rằng sự hiếu thảo không chỉ đơn thuần như vậy.
Hiếu chính là một đức tính quan trọng của con người, được đặc biệt đề cao ở phương đông. Hiếu chính là lẽ thường của thiên đạo xoay chuyển, là cái lý của đất nâng đỡ vạn vật, là đức hạnh mà con người nhất định phải ghi nhớ.
Lấy ''hiếu'' để cai trị thiên hạ cũng chính là hành vi cốt lõi của các bậc cao nhân ngày xưa. Bởi từ xa xưa thì con người ta đều coi gia đình chính là tế báo cấu nên thành xã hội, Gia đình của người đứng đầu, lãnh đạo đất nước lại càng như thế. Gia đình hòa thuận thì đất nước mới hòa thuận được, từ đó gia đình hưng thịnh thì đất nước sẽ giàu mạnh lên mà thôi.
Người xưa khi muốn giáo hóa dân chúng thì luôn bằng đầu bằng việc tu thân sau đó là tề gia rồi cuối cùng mới là trị quốc.
"Sắc mặt'' của con cái đối với cha mẹ bao hàm hai nghĩa. Thứ nhất khi chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ thì con cái phải luôn giữ được sự ôn hòa, vui vẻ. Hai là bất luận cha mẹ có ra sao đi chăng nữa thì con cái cũng phải thủy chung hiếu kính. Đó mới chính là việc hiếu thảo và cũng là việc mà không phải ai cũng nhất nhất làm được.
Khi còn nhỏ cha mẹ yêu thương chúng ta thì sau này cha mẹ già yếu, việc chúng ta yêu thương lại là điều nên làm. Nhưng nếu cha mẹ có chán ghét chúng ta mà chúng ta vẫn một lòng hiếu thuận thì đó mới chính là tiêu chuẩn của người xưa dạy và không phải ai cũng làm được.
Người xưa họ luôn đề cao lòng hiếu thảo của con người. Những người hiếu thảo với cha mẹ thì mới được người khác tôn trọng.
Bởi thế nên con cái nên xem cha mẹ mình là bản thân mình trong tương lai. Phải sống trọn chữ hiếu, tận tâm chăm sóc cha mẹ của mình, luôn mỉm cười và yêu thương. Đừng đợi tới lúc cha mẹ mất đi mới ân hận.