Ông James Harris Simons hay Jim Simons, 83 tuổi, hiện sở hữu khối tài sản lên đến 26,1 tỷ USD - giàu thứ 63 trên thế giới. Là một trong những nhà đầu tư vĩ đại nhất mọi thời đại, ông cũng được biết đến với niềm đam mê toán học, và được gọi là “Nhà toán học”.
|
James Simons - Tỷ phú thông minh nhất thế giới. Nguồn ảnh: New York Post.
|
James Harris Simons sinh năm 1938 tại Brookline, Massachusetts, Mỹ.
Trong kỳ nghỉ năm 14 tuổi, Jim Simons nhận được công việc tại kho chứa của một cửa hàng cung cấp đồ làm vườn. Nhưng vì không thể ghi nhớ tốt công việc, nên ông nhanh chóng bị chuyển sang làm công nhân quét sàn. Vào cuối kỳ nghỉ lễ, những người giám sát hỏi anh về kế hoạch tương lai của mình, và câu trả lời của Simons khiến họ bật cười: Tôi muốn học toán tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).
“Cậu ta không thể nhớ mình đã đặt phân cừu ở đâu mà cũng muốn trở thành một nhà toán học tại MIT” - Simons cảm nhận được những điều mà họ đang nghĩ sau câu trả lời của ông.
Tuy nhiên, 3 năm sau, ông đã làm được điều đó. Năm 1955, Simons được nhận vào MIT để theo đuổi chuyên ngành toán học, mặc dù ông không hiểu nhiều về những gì một nhà toán học thực sự đã làm. Khi đắm mình trong việc học, ông bắt đầu cảm thấy mình ngày càng giống một “nhà toán học” hơn. Ông nói rằng quyết định theo đuổi toán học khi nhìn thấy hai nhà toán học của MIT là Isadore Singer và Warren Ambrose - thảo luận sâu vào đêm muộn tại một quán cà phê.
“Thật tuyệt vời! Đó mới chính là cuộc sống. Đi ra ngoài vào lúc 2 giờ sáng với bạn bè và làm toán với cà phê, dường như là sự nghiệp vĩ đại nhất thế giới”.
Sau khi tốt nghiệp, Simons tiếp tục theo học tại Đại học California ở Berkeley để lấy bằng tiến sĩ toán học. Luận án của ông tập trung vào việc cung cấp bằng chứng hỗ trợ cho sự phân loại của Berger đối với các nhóm đơn thể của đa tạp Riemann, và chỉ sau một năm, ông nhận bằng tiến sĩ ở tuổi 23 vào năm 1961.
Năm 1964, Simons gia trở thành chuyên gia phá mã tại Viện Phân tích Quốc phòng (IDA) ở Princeton, New Jersey. Simons nhận thấy rằng ông rất thích nghĩ ra các thuật toán để tấn công các loại vấn đề mật mã cụ thể. Tại đây, ông đã học cách làm các mô hình toán học để giải thích dữ liệu. “Tôi nghĩ nếu tôi không ở đó, công việc kinh doanh mà chúng tôi gây dựng sau này sẽ không bao giờ trở thành hiện thực”, ông nói.
|
James Simons đã hoàn thành và xuất bản thành công luận án tiến sĩ trên một tạp chí uy tín trước khi trở lại Bờ Đông Hoa Kỳ để giảng dạy tại MIT. Nguồn ảnh: UC Berkeley. |
Thời gian sau đó, Simons tập trung nghiên cứu các lý thuyết toán học quan trọng. Tại Berkeley, ông gặp gỡ và cùng tiến sĩ Chern nghiên cứu, tạo nên một bước đột phá lớn trong lý thuyết trường lượng tử ba chiều bằng việc xây dựng cụ thể một dạng vi phân đặc biệt, được gọi là lý thuyết Chern-Simons. Có thể nói, ông đã có một sự nghiệp thành công, giành được nhiều giải thưởng, và sau đó được kết nạp vào Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (National Academy of Sciences).
Cuối cùng, ông được bổ nhiệm làm chủ nhiệm khoa toán tại Đại học Stony Brook ở East Setauket (New York), nơi ông phát triển các chương trình toán học và vật lý trong khi vẫn được các công ty như IBM săn đón.
Thành công của “nhà toán học” trên thị trường chứng khoán
Mặc dù đã có sự nghiệp thành công với tư cách là một nhà toán học và một người phá mã bậc thầy cho IDA, Jim Simons vẫn quyết định theo đuổi sự nghiệp tài chính. Năm 1978, nhà toán học thành lập quỹ đầu cơ Monemetrics, quỹ tiền thân của Công nghệ Phục hưng rất thành công.
Lúc đầu Simons không nghĩ đến việc áp dụng toán học vào quỹ đầu cơ của mình. Tuy nhiên, theo thời gian, ông nhận ra rằng mình có thể sử dụng các mô hình toán học và thống kê để giải thích dữ liệu bằng cách tìm kiếm các chuyển động không ngẫu nhiên trong dữ liệu tài chính để dự đoán lợi nhuận trong tương lai.
Đến năm 1988, Simons quyết định chỉ sử dụng phân tích định lượng để quyết định giao dịch nên tham gia. Simons tìm kiếm các chuyên gia về toán học, phân tích dữ liệu và nhiều lĩnh vực liên quan đến khoa học khác để làm việc với ông. “Nhà đầu cơ kiếm nhiều tiền nhất thế giới” thu hút được nhiều lập trình viên, nhà toán học, nhà vật lý học và nhà mật mã học. Công ty phát triển mạnh nhờ các công thức toán học phức tạp mà các nhà khoa học này đã phát triển.
Kể từ khi thành lập, quỹ hàng đầu của Renaissance Technologies, quỹ đầu cơ Medallion, đã tạo ra hơn 100 tỷ đô la lợi nhuận giao dịch với lợi nhuận trung bình hàng năm là 71,8% trước phí từ năm 1994 đến giữa năm 2014.
Jim Simons xếp thứ 23 trong danh sách những người Mỹ giàu nhất của Forbes năm 2020, với tài sản ròng ước tính 23,5 tỷ USD. Ông cũng đứng đầu trong danh sách các nhà quản lý quỹ đầu cơ có thu nhập cao nhất năm 2019 của Forbes.
Simons có nhiều ảnh hưởng trong giới khoa học. Ông là đồng sáng lập Quỹ Simons với vợ mình, Marilyn Simons, vào năm 1994. Quỹ Simons dành để hỗ trợ nghiên cứu khoa học, giáo dục và y tế. Viện Toán học Việt Nam cũng nhận được tài trợ tại Quỹ Simons với số tiền hàng chục tỷ đồng cho nghiên cứu. Simons đã đóng góp hơn 2,7 tỷ USD tài sản của mình cho sự nghiệp này cũng như hỗ trợ nghiên cứu bệnh tự kỷ.
Ngoài ra, Simons thành lập tổ chức phi lợi nhuận Math for America, nhằm mục đích khuyến khích các giáo viên toán học và khoa học giữ vững vai trò của mình và nâng cao khả năng giảng dạy của họ.