GS.TS. Nguyễn Thục Quyên sinh năm 1970, đang giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học California ở Santa Barbara (University of California, Santa Barbara - UCSB).Năm 1991, GS.TS. Nguyễn Thục Quyên sang Mỹ với hành trang là vài câu tiếng Anh bập bẹ. Những hiểu lầm trong giao tiếp khiến bà bị kỳ thị và gặp nhiều trở ngại. Bằng chứng là tháng 9/1993, bà xin học ở Đại học Santa Monica, nhưng không được nhận do tiếng Anh kém. Sau một năm miệt mài học tiếng Anh bà được nhận vào học chính thức. Vừa học kiến thức, vừa luyện tiếng Anh, GS.TS. Nguyễn Thục Quyên đi làm thêm để trang trải học phí. Có giai đoạn bà làm thêm trong phòng thí nghiệm 6 ngày/tuần, mỗi ngày làm 16 tiếng.Vượt qua mọi khó khăn, bà nhanh chóng nhận bằng cử nhân rồi thạc sĩ, tiến sĩ vào năm 1997, 1998, và 2001 tại nhiều trường đại học nổi tiếng ở Mỹ. Năm 2004, bà đến làm việc tại UCSB nơi được "xếp ở vị trí hàng đầu thế giới trong lĩnh vực khoa học vật liệu". Như vậy, con đường từ Santa Monica College đến UCSB của bà kéo dài gần 10 năm với rất nhiều nỗ lực và đầy kỳ tích.Tại UCSB, bà có 7 phòng thí nghiệm riêng. Bà và nhóm cứu do bà thành lập tập trung nghiên cứu về các dụng cụ điện tử hữu cơ như quang điện (photovoltaics), LED (light-emitting diodes – điốt phát quang), Transistor hiệu ứng trường (field-effect transistors)...Với những thành quả liên tiếp đạt được, GS.TS. Nguyễn Thục Quyên liên tiếp gặt hái được thành tựu to lớn. Gia tài khoa học của Nguyễn Thục Quyên là hơn 200 bài báo đăng tải trên các tạp chí khoa học quốc tế, trong đó có nhiều tạp chí có Chỉ số ảnh hưởng cao (high impact factor).Bà còn gặt hái hàng loạt giải thưởng danh giá như: Giải thưởng nghiên cứu trẻ Hoa Kỳ", Giải sự nghiệp nghiên cứu khoa học quốc gia… Đặc biệt, GS.TS. Nguyễn Thục Quyên được bình chọn là nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2015, 2016, 2017 và 2018; top 1% nhà nghiên cứu khoa học vật liệu được trích dẫn nhiều nhất của Thomson Reuters và Clarivate Analytics (một tổ chức theo dõi và công bố thông tin tri thức về chuyên gia nghề nghiệp toàn cầu). Đây là thành tích thuộc loại hiếm, nhất là đối với nhà khoa học nữ.
Nói về bản thân, GS.TS. Nguyễn Thục Quyên tâm sự, làm khoa học vốn là công việc khó, với phụ nữ càng khó hơn vì họ còn phải lo cho gia đình. “Tôi luôn thiếu ngủ, thường xuyên vội vã và không có nhiều thời gian cho bạn bè, bố mẹ và anh chị em”.
Tuy nhiên, bà khuyên những nhà khoa học trẻ và cả nhà khoa học là phụ nữ: “Hãy làm những gì bạn yêu thích và yêu những gì bạn làm. Thiết lập mục tiêu cho bản thân và theo đuổi. Ngoài ra, hãy tin vào bản thân mình và khi bạn có ước mơ, hãy biến nó thành sự thật, đừng để mọi người làm bạn thay đổi ý định đó.Mời độc giả xem video:An Giang: Giết chị ruột cướp tài sản rồi đi du lịch cùng bạn gái. Nguồn: THDT.
GS.TS. Nguyễn Thục Quyên sinh năm 1970, đang giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học California ở Santa Barbara (University of California, Santa Barbara - UCSB).
Năm 1991, GS.TS. Nguyễn Thục Quyên sang Mỹ với hành trang là vài câu tiếng Anh bập bẹ. Những hiểu lầm trong giao tiếp khiến bà bị kỳ thị và gặp nhiều trở ngại. Bằng chứng là tháng 9/1993, bà xin học ở Đại học Santa Monica, nhưng không được nhận do tiếng Anh kém. Sau một năm miệt mài học tiếng Anh bà được nhận vào học chính thức.
Vừa học kiến thức, vừa luyện tiếng Anh, GS.TS. Nguyễn Thục Quyên đi làm thêm để trang trải học phí. Có giai đoạn bà làm thêm trong phòng thí nghiệm 6 ngày/tuần, mỗi ngày làm 16 tiếng.
Vượt qua mọi khó khăn, bà nhanh chóng nhận bằng cử nhân rồi thạc sĩ, tiến sĩ vào năm 1997, 1998, và 2001 tại nhiều trường đại học nổi tiếng ở Mỹ. Năm 2004, bà đến làm việc tại UCSB nơi được "xếp ở vị trí hàng đầu thế giới trong lĩnh vực khoa học vật liệu". Như vậy, con đường từ Santa Monica College đến UCSB của bà kéo dài gần 10 năm với rất nhiều nỗ lực và đầy kỳ tích.
Tại UCSB, bà có 7 phòng thí nghiệm riêng. Bà và nhóm cứu do bà thành lập tập trung nghiên cứu về các dụng cụ điện tử hữu cơ như quang điện (photovoltaics), LED (light-emitting diodes – điốt phát quang), Transistor hiệu ứng trường (field-effect transistors)...
Với những thành quả liên tiếp đạt được, GS.TS. Nguyễn Thục Quyên liên tiếp gặt hái được thành tựu to lớn. Gia tài khoa học của Nguyễn Thục Quyên là hơn 200 bài báo đăng tải trên các tạp chí khoa học quốc tế, trong đó có nhiều tạp chí có Chỉ số ảnh hưởng cao (high impact factor).
Bà còn gặt hái hàng loạt giải thưởng danh giá như: Giải thưởng nghiên cứu trẻ Hoa Kỳ", Giải sự nghiệp nghiên cứu khoa học quốc gia…
Đặc biệt, GS.TS. Nguyễn Thục Quyên được bình chọn là nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2015, 2016, 2017 và 2018; top 1% nhà nghiên cứu khoa học vật liệu được trích dẫn nhiều nhất của Thomson Reuters và Clarivate Analytics (một tổ chức theo dõi và công bố thông tin tri thức về chuyên gia nghề nghiệp toàn cầu). Đây là thành tích thuộc loại hiếm, nhất là đối với nhà khoa học nữ.
Nói về bản thân, GS.TS. Nguyễn Thục Quyên tâm sự, làm khoa học vốn là công việc khó, với phụ nữ càng khó hơn vì họ còn phải lo cho gia đình. “Tôi luôn thiếu ngủ, thường xuyên vội vã và không có nhiều thời gian cho bạn bè, bố mẹ và anh chị em”.
Tuy nhiên, bà khuyên những nhà khoa học trẻ và cả nhà khoa học là phụ nữ: “Hãy làm những gì bạn yêu thích và yêu những gì bạn làm. Thiết lập mục tiêu cho bản thân và theo đuổi. Ngoài ra, hãy tin vào bản thân mình và khi bạn có ước mơ, hãy biến nó thành sự thật, đừng để mọi người làm bạn thay đổi ý định đó.
Mời độc giả xem video:An Giang: Giết chị ruột cướp tài sản rồi đi du lịch cùng bạn gái. Nguồn: THDT.