Sau khi Thế chiến II kết thúc, phát xít Đức bị đánh bại và Hitler tự sát, giới chức Mỹ và Liên Xô triển khai chiến dịch "chiêu mộ" các nhà khoa học hàng đầu của nước Đức.Trong khi Mỹ thực hiện chiến dịch Cái kẹp giấy (Operation Paperclip) thì Liên Xô triển khai chiến dịch Osoaviakhim.Cụ thể, chiến dịch Cái kẹp giấy được Mỹ tiến hành trong bối cảnh kỹ thuật quân sự của Đức quốc xã đạt được nhiều thành tựu như trong lĩnh vực động cơ phản lực không khí và việc sử dụng nó trong tên lửa hành trình và các máy bay (V1, Heinkel He 178, Messerschmitt Me 262)...Mỹ hy vọng thông qua việc đưa các nhà khoa học từng làm việc cho Hitler sang Mỹ thì họ sẽ giúp nước này có sự phát triển vượt bậc trong nghiên cứu, sản xuất vũ khí.Thông qua việc đưa các nhà khoa học Đức sang Mỹ làm việc, Washington sẽ có được những bí mật, thành tựu quân sự của Đức quốc xã và không để chúng rơi vào tay các nước khác.Theo đó, sau khi Tổng thống Truman đồng ý "thu nạp" những nhà khoa học của Đức quốc xã thông qua chiến dịch "Cái kẹp giấy", hơn 1.600 nhà khoa học từng làm việc cho Hitler được đưa sang Mỹ và trở thành công dân nước này từ năm 1945 - 1959.Nhờ chiến dịch Cái kẹp giấy, sức mạnh quân sự của Mỹ tăng lên nhanh chóng và trở thành một trong những cường quốc hàng đầu thế giới.Tương tự như Mỹ, Liên Xô "thu nạp" nhân tài của Đức quốc xã với chiến dịch Osoaviakhim. Chỉ riêng tháng 10/1946, hơn 2.000 nhà khoa học, chuyên gia từng làm việc cho Hitler được bí mật đưa sang Liên Xô sống và làm việc.Nhờ những nhà khoa học này, Liên Xô nắm giữ được một số bí mật công nghệ quân sự tiên tiến của Đức quốc xã. Các nhà khoa học từng phục vụ Hitler bắt tay hợp tác với các đồng nghiệp ở Liên Xô và tạo ra những vũ khí quân sự hiện đại.Liên Xô cũng trở thành một siêu cường mạnh trên thế giới và đối đầu với Mỹ trong giai đoạn hậu Thế chiến 2.
Mời độc giả xem video: Hitler còn sống sau Thế chiến 2. Nguồn: VTC14.
Sau khi Thế chiến II kết thúc, phát xít Đức bị đánh bại và Hitler tự sát, giới chức Mỹ và Liên Xô triển khai chiến dịch "chiêu mộ" các nhà khoa học hàng đầu của nước Đức.
Trong khi Mỹ thực hiện chiến dịch Cái kẹp giấy (Operation Paperclip) thì Liên Xô triển khai chiến dịch Osoaviakhim.
Cụ thể, chiến dịch Cái kẹp giấy được Mỹ tiến hành trong bối cảnh kỹ thuật quân sự của Đức quốc xã đạt được nhiều thành tựu như trong lĩnh vực động cơ phản lực không khí và việc sử dụng nó trong tên lửa hành trình và các máy bay (V1, Heinkel He 178, Messerschmitt Me 262)...
Mỹ hy vọng thông qua việc đưa các nhà khoa học từng làm việc cho Hitler sang Mỹ thì họ sẽ giúp nước này có sự phát triển vượt bậc trong nghiên cứu, sản xuất vũ khí.
Thông qua việc đưa các nhà khoa học Đức sang Mỹ làm việc, Washington sẽ có được những bí mật, thành tựu quân sự của Đức quốc xã và không để chúng rơi vào tay các nước khác.
Theo đó, sau khi Tổng thống Truman đồng ý "thu nạp" những nhà khoa học của Đức quốc xã thông qua chiến dịch "Cái kẹp giấy", hơn 1.600 nhà khoa học từng làm việc cho Hitler được đưa sang Mỹ và trở thành công dân nước này từ năm 1945 - 1959.
Nhờ chiến dịch Cái kẹp giấy, sức mạnh quân sự của Mỹ tăng lên nhanh chóng và trở thành một trong những cường quốc hàng đầu thế giới.
Tương tự như Mỹ, Liên Xô "thu nạp" nhân tài của Đức quốc xã với chiến dịch Osoaviakhim. Chỉ riêng tháng 10/1946, hơn 2.000 nhà khoa học, chuyên gia từng làm việc cho Hitler được bí mật đưa sang Liên Xô sống và làm việc.
Nhờ những nhà khoa học này, Liên Xô nắm giữ được một số bí mật công nghệ quân sự tiên tiến của Đức quốc xã. Các nhà khoa học từng phục vụ Hitler bắt tay hợp tác với các đồng nghiệp ở Liên Xô và tạo ra những vũ khí quân sự hiện đại.
Liên Xô cũng trở thành một siêu cường mạnh trên thế giới và đối đầu với Mỹ trong giai đoạn hậu Thế chiến 2.
Mời độc giả xem video: Hitler còn sống sau Thế chiến 2. Nguồn: VTC14.