Nằm ở số 76 phố Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội, đền Bạch Mã là một trong Thăng Long Tứ Trấn nổi tiếng ở đất kinh kỳ. Đền là nơi thờ thần Long Đỗ, vị thần được coi là Thành hoàng của đất Thăng Long.Sự tích về thần Long Đỗ gắn liền với các sự kiện lớn của kinh thành Thăng Long. Được kể lại nhiều nhất là câu chuyện năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, định đắp thành nhưng nhiều lần thành đắp lên lại bị sụp đổ.Vua cho người cầu khấn ở đền thờ thần Long Đỗ thì thấy một con ngựa trắng từ đền đi ra... Vua lần theo vết chân ngựa, vẽ đồ án xây thành, thành mới đứng vững. Từ đấy đền thờ thần Long Đỗ có tên nữa là đền Bạch Mã.Ngoài sự tích trên, còn một sự tích kể về việc thần Long Đỗ phá sự trấn yểm của Cao Biền. Câu chuyện bắt đầu vào cuối thời Đường, khi sự phản kháng của nhân dân ta ngày càng tăng lên, Cao Biền được triều Đường cử sang làm tiết độ sứ cai trị dân ta.Vốn là một bậc thầy về phong thủy và bùa chú, Cao Biền đã cưỡi chim thần đi khắp nước Việt để xem hết các phúc địa. Hễ thấy chỗ đất nào có “long mạch” thì dùng tà phép trấn yểm hết để người Việt mãi mãi không vùng lên được.Giai thoại dân gian kể rằng Cao Biền dùng rất nhiều phép thuật khác nhau để triệt linh khí nước Nam như chuyện vãi hạt đậu thành binh lính, trồng cây, đào hào để phá long mạch…Cao Biền tài phép vậy nhưng đã thất bại ở ngay trong chính đất Đại La – thủ phủ mà y chọn để cai trị người Việt. Sách Việt Điện U Linh chép: Khi Cao Biền đang cho đắp thành Đại La thì thấy trời đất tối đen lại, một vị thần ngồi trên lưng rồng vàng lượn quanh thành mới đắp một vòng.Cao Biền rất sợ hãi, vội đem vàng và đồng đúc thành một tượng theo hình dáng vị thần trong mơ rồi dùng bùa để trấn yểm. Đêm đó, Cao Biền nằm mơ thấy vị thần ấy nói rằng: "Ta là thần Long Đỗ, tinh anh của khí thiêng sông núi nơi đây việc gì mà phải trấn yểm".Sáng hôm sau, Cao Biền sai người đi xem lại những chỗ đã trấn yểm ở Đại La thì thấy mọi thứ đã bị hóa giải cả. Sau đó, Cao Biền sợ hãi lập đền Long Đỗ thờ thần ở trong thành.Đánh giá về giai thoại này, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Thuần cho rằng, đó là một biểu hiện phản kháng trong lĩnh vực văn hóa. Nếu như nhà Đường cố tạo cho Cao Biền nhiều tài phép để hù dọa dân ta, thì dân ta cũng có một vị thần không sợ tài phép của Cao Biền.Những câu chuyện ly kỳ về thần Long Đỗ đã nhuốm một bức màn huyền bí lên đền Bạch Mã, khiến ngôi đền càng trở nên linh thiêng trong tâm thức của những người con nước Việt.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm ở số 76 phố Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội, đền Bạch Mã là một trong Thăng Long Tứ Trấn nổi tiếng ở đất kinh kỳ. Đền là nơi thờ thần Long Đỗ, vị thần được coi là Thành hoàng của đất Thăng Long.
Sự tích về thần Long Đỗ gắn liền với các sự kiện lớn của kinh thành Thăng Long. Được kể lại nhiều nhất là câu chuyện năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, định đắp thành nhưng nhiều lần thành đắp lên lại bị sụp đổ.
Vua cho người cầu khấn ở đền thờ thần Long Đỗ thì thấy một con ngựa trắng từ đền đi ra... Vua lần theo vết chân ngựa, vẽ đồ án xây thành, thành mới đứng vững. Từ đấy đền thờ thần Long Đỗ có tên nữa là đền Bạch Mã.
Ngoài sự tích trên, còn một sự tích kể về việc thần Long Đỗ phá sự trấn yểm của Cao Biền. Câu chuyện bắt đầu vào cuối thời Đường, khi sự phản kháng của nhân dân ta ngày càng tăng lên, Cao Biền được triều Đường cử sang làm tiết độ sứ cai trị dân ta.
Vốn là một bậc thầy về phong thủy và bùa chú, Cao Biền đã cưỡi chim thần đi khắp nước Việt để xem hết các phúc địa. Hễ thấy chỗ đất nào có “long mạch” thì dùng tà phép trấn yểm hết để người Việt mãi mãi không vùng lên được.
Giai thoại dân gian kể rằng Cao Biền dùng rất nhiều phép thuật khác nhau để triệt linh khí nước Nam như chuyện vãi hạt đậu thành binh lính, trồng cây, đào hào để phá long mạch…
Cao Biền tài phép vậy nhưng đã thất bại ở ngay trong chính đất Đại La – thủ phủ mà y chọn để cai trị người Việt. Sách Việt Điện U Linh chép: Khi Cao Biền đang cho đắp thành Đại La thì thấy trời đất tối đen lại, một vị thần ngồi trên lưng rồng vàng lượn quanh thành mới đắp một vòng.
Cao Biền rất sợ hãi, vội đem vàng và đồng đúc thành một tượng theo hình dáng vị thần trong mơ rồi dùng bùa để trấn yểm. Đêm đó, Cao Biền nằm mơ thấy vị thần ấy nói rằng: "Ta là thần Long Đỗ, tinh anh của khí thiêng sông núi nơi đây việc gì mà phải trấn yểm".
Sáng hôm sau, Cao Biền sai người đi xem lại những chỗ đã trấn yểm ở Đại La thì thấy mọi thứ đã bị hóa giải cả. Sau đó, Cao Biền sợ hãi lập đền Long Đỗ thờ thần ở trong thành.
Đánh giá về giai thoại này, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Thuần cho rằng, đó là một biểu hiện phản kháng trong lĩnh vực văn hóa. Nếu như nhà Đường cố tạo cho Cao Biền nhiều tài phép để hù dọa dân ta, thì dân ta cũng có một vị thần không sợ tài phép của Cao Biền.
Những câu chuyện ly kỳ về thần Long Đỗ đã nhuốm một bức màn huyền bí lên đền Bạch Mã, khiến ngôi đền càng trở nên linh thiêng trong tâm thức của những người con nước Việt.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.