Rani Ki Vav - ngôi đền dưới lòng đất độc đáo được xây dựng tại thị trấn nhỏ của Gujarat bên bờ sông Saraswati, Ấn Độ.Theo các nhà khảo cổ, ngôi đền Rani Ki Vav có từ thời cai trị của triều đại Solanki. Công trình được xây dựng vào năm 1603 bởi nhà vua Bhimdev I - con trai của Mularaja cũng là người sáng lập triều đại Solanki. Kiến trúc này hoàn thành nhờ Hoàng hậu Udayamati - vợ của Bhimdev I.Ngôi đền Rani Ki Vav có thiết kế đặc biệt khi nằm dưới lòng đất. Cũng chính vì vậy, ngôi đền cổ này từng bị ngập trong phù sa và nước sông Saraswati trong hàng trăm năm.Phải đến cuối những năm 1980, các nhà khảo cổ tiến hành khai quật ngôi đền và khôi phục kiến trúc cổ xưa này. Sau khi hoàn thành, các chuyên gia không khỏi bất ngờ khi Rani Ki Vav còn gần như nguyên vẹn như ban đầu.Những người thợ có tay nghề cao đã xây dựng nên ngôi đền Rani Ki Vav có 7 tầng ngầm với chiều dài 64m, rộng 20m và sâu 27m.Tầng cuối cùng của ngôi đền có một cánh cổng nhỏ mở ra một lối đi bí mật dài hơn 30 km, dẫn thẳng tới thị trấn Sidhpur (gần Gujarat). Lối đi này được thiết kế làm một lối thoát dành cho vua chúa trong trường hợp nơi đây bị thất thủ.Bên trong ngôi đền là hơn 500 bức phù điêu được những người thợ thủ công xuất sắc thời ấy chạm khắc.Ở giữa ngôi đền có một giếng nước có đường kính 30m và sâu 10m. Xung quanh bức tường trong giếng là những bức phù điêu được chạm khắc tinh xảo và công phu. Chúng được làm từ gạch và đá.Những bức phù điêu trong ngôi đền Rani Ki Vav tái hiện đời sống văn hóa, tôn giáo của người Ấn Độ thời kỳ ấy.Mời độc giả xem video: Bí ẩn ngôi đền phía Bắc hồ Trúc Bạch (nguồn: VTC1).
Rani Ki Vav - ngôi đền dưới lòng đất độc đáo được xây dựng tại thị trấn nhỏ của Gujarat bên bờ sông Saraswati, Ấn Độ.
Theo các nhà khảo cổ, ngôi đền Rani Ki Vav có từ thời cai trị của triều đại Solanki. Công trình được xây dựng vào năm 1603 bởi nhà vua Bhimdev I - con trai của Mularaja cũng là người sáng lập triều đại Solanki. Kiến trúc này hoàn thành nhờ Hoàng hậu Udayamati - vợ của Bhimdev I.
Ngôi đền Rani Ki Vav có thiết kế đặc biệt khi nằm dưới lòng đất. Cũng chính vì vậy, ngôi đền cổ này từng bị ngập trong phù sa và nước sông Saraswati trong hàng trăm năm.
Phải đến cuối những năm 1980, các nhà khảo cổ tiến hành khai quật ngôi đền và khôi phục kiến trúc cổ xưa này. Sau khi hoàn thành, các chuyên gia không khỏi bất ngờ khi Rani Ki Vav còn gần như nguyên vẹn như ban đầu.
Những người thợ có tay nghề cao đã xây dựng nên ngôi đền Rani Ki Vav có 7 tầng ngầm với chiều dài 64m, rộng 20m và sâu 27m.
Tầng cuối cùng của ngôi đền có một cánh cổng nhỏ mở ra một lối đi bí mật dài hơn 30 km, dẫn thẳng tới thị trấn Sidhpur (gần Gujarat). Lối đi này được thiết kế làm một lối thoát dành cho vua chúa trong trường hợp nơi đây bị thất thủ.
Bên trong ngôi đền là hơn 500 bức phù điêu được những người thợ thủ công xuất sắc thời ấy chạm khắc.
Ở giữa ngôi đền có một giếng nước có đường kính 30m và sâu 10m. Xung quanh bức tường trong giếng là những bức phù điêu được chạm khắc tinh xảo và công phu. Chúng được làm từ gạch và đá.
Những bức phù điêu trong ngôi đền Rani Ki Vav tái hiện đời sống văn hóa, tôn giáo của người Ấn Độ thời kỳ ấy.
Mời độc giả xem video: Bí ẩn ngôi đền phía Bắc hồ Trúc Bạch (nguồn: VTC1).