Chương trình sữa học đường được một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Anh... triển khai từ rất sớm. Mục tiêu của các nước khi thực hiện chương trình này là nhằm cải thiện thể lực và tầm vóc cho trẻ em - thế hệ tương lai của đất nước. Đồng thời, thông qua chương trình này, chính phủ các nước hy vọng sẽ tạo thói quen uống sữa mỗi ngày cho trẻ em.
Với những mục tiêu trên, chương trình sữa học đường ở nhiều nước đã đạt được hiệu quả đáng chú ý. Một trong những nước đạt được hiệu quả đáng chú ý khi triển khai chương trình sữa học đường là Nhật Bản.
|
Một số nước triển khai chương trình sữa học đường từ lâu và đạt được hiệu quả cao. |
Cụ thể, sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc năm 1945, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em ở Nhật Bản ở mức báo động. Trước tình hình này, chính phủ Nhật Bản triển khai bữa ăn học đường kể từ năm 1954.
Theo đó, mỗi bữa trưa trẻ mầm non, tiểu học gồm: món chính, món phụ, hộp sữa 200 ml và tráng miệng. Một số trường chỉ có bữa trưa bổ sung, nhưng sữa vẫn bắt buộc phải có.
Theo số liệu năm 2007, nhờ triển khai chương trình bữa ăn học đường mà 7,08 triệu trẻ em trong 99,2% trường tiểu học và 2,9 triệu học sinh trong 85,8% trường trung học cơ sở có bữa trưa hoàn chỉnh. Gần 10% tất cả các trường trung học cơ sở chỉ cung cấp sữa. Thêm nữa, chiều cao của người Nhật Bản đã tăng thêm 10 cm và tuổi thọ trung bình ở mức cao nhất thế giới. Điều này cho thấy chương trình bữa ăn học đường của Nhật Bản đạt hiệu quả và chất lượng.
Mời độc giả xem video: Không ép học sinh uống sữa học đường để xét thi đua (nguồn: VTC14)
Giống như Nhật Bản, Thái Lan cũng triển khai chương trình sữa học đường từ năm 1992. Đối tượng tham gia chương trình là trẻ em trong độ tuổi từ 3 - 12. Kể từ đó cho đến nay, chương trình sữa học đường cung cấp 200 ml sữa miễn phí cho mọi học sinh ở trường công lập trên cả nước mỗi ngày đi học. Số ngày cung cấp sữa ở các trường cũng được mở rộng từ 200 lên 230 ngày/năm. Trong số này có 30 ngày rơi vào những dịp nghỉ lễ.
Song song với chương trình sữa học đường, Thái Lan thực hiện chương trình bữa trưa học đường. Hiệu quả của hai chương trình này được đánh giá cao. Nguyên do là vì những chương trình này đã góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi từ 51% năm 1980 xuống còn 20% năm 1990 và dưới 10% vào năm 2006.
Không những vậy, hai chương trình trên còn thúc đẩy ngành sản xuất sữa ở Thái Lan phát triển, đảm bảo nguồn đầu ra cho sản phẩm và tạo thói quen uống sữa mỗi ngày cho người dân.
Theo thống kê, lượng sữa tiêu thụ trên mỗi trẻ đã tăng từ 2 lít/năm vào năm 1984 lên 23 lít vào năm 2002. Qua đó, chương trình sữa học đường của Thái Lan được đánh giá là triển khai thành công và chất lượng.