Nhà ngoại giao người Thụy Sĩ Carl Lutz được lịch sử ghi nhận là một trong những người hùng thầm lặng trong cuộc chiến chống phát xít Đức hồi Thế chiến 2.Carl Lutz đã giải cứu 62.000 người Do Thái thoát khỏi cuộc tàn sát đẫm máu của Đức quốc xã tại Hungary.Cụ thể, từ năm 1942, Carl Lutz làm việc ở thủ đô Budapest của Hungary. Tại đây, ông giữ cương vị Phó tổng lãnh sự Thụy Sĩ ở Budapest.Nhà ngoại giao Lutz đã hợp tác với Cơ quan người Do Thái Palestine và ban hành các chứng thư an toàn của Thụy Sĩ cho phép hàng chục ngàn người Do Thái gốc Hungary được phép di cư, tránh bị Đức quốc xã sát hại.Phó tổng lãnh sự Thụy Sĩ ở Budapest cũng bí mật lập ra hơn 70 ngôi nhà an toàn để che giấu người Do Thái bị Đức quốc xã truy bắt gắt gao.Sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc, nhà ngoại giao Lutz trở về Thụy Sĩ. Ông qua đời năm 1975 mà nhiều người trong nước không biết đến những nghĩa cử cao đẹp mà ông đã làm trong Thế chiến 2.Cũng trong Chiến tranh thế giới 2, thầy giáo Johan van Hulst giảng dạy tại một ngôi trường trung học ở phía đông thủ đô Amsterdam, Hà Lan.Khi Đức quốc xã xâm lược Hà Lan, ông Hulst đã tham gia mạng lưới giúp giải cứu ít nhất 600 trẻ em Do Thái gốc Hà Lan khỏi bàn tay tử thần của Đức quốc xã.Ông Hulst đã hợp tác Giám đốc trung tâm Hollandsche Schouwburg là Walter Suskind để đưa số trẻ em đến nơi an toàn. Một số trẻ em Do Thái được lực lượng quân kháng chiến giúp che giấu.Nhờ hành động dũng cảm của ông Hulst mà nhiều trẻ em không bị đưa đến các trại tập trung của phát xít Đức hay bị sát hại một cách tàn khốc.
Mời độc giả xem video: Tiếp tục truy tìm tội phạm chiến tranh thời phát xít Đức (nguồn: VTC14)
Nhà ngoại giao người Thụy Sĩ Carl Lutz được lịch sử ghi nhận là một trong những người hùng thầm lặng trong cuộc chiến chống phát xít Đức hồi Thế chiến 2.
Carl Lutz đã giải cứu 62.000 người Do Thái thoát khỏi cuộc tàn sát đẫm máu của Đức quốc xã tại Hungary.
Cụ thể, từ năm 1942, Carl Lutz làm việc ở thủ đô Budapest của Hungary. Tại đây, ông giữ cương vị Phó tổng lãnh sự Thụy Sĩ ở Budapest.
Nhà ngoại giao Lutz đã hợp tác với Cơ quan người Do Thái Palestine và ban hành các chứng thư an toàn của Thụy Sĩ cho phép hàng chục ngàn người Do Thái gốc Hungary được phép di cư, tránh bị Đức quốc xã sát hại.
Phó tổng lãnh sự Thụy Sĩ ở Budapest cũng bí mật lập ra hơn 70 ngôi nhà an toàn để che giấu người Do Thái bị Đức quốc xã truy bắt gắt gao.
Sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc, nhà ngoại giao Lutz trở về Thụy Sĩ. Ông qua đời năm 1975 mà nhiều người trong nước không biết đến những nghĩa cử cao đẹp mà ông đã làm trong Thế chiến 2.
Cũng trong Chiến tranh thế giới 2, thầy giáo Johan van Hulst giảng dạy tại một ngôi trường trung học ở phía đông thủ đô Amsterdam, Hà Lan.
Khi Đức quốc xã xâm lược Hà Lan, ông Hulst đã tham gia mạng lưới giúp giải cứu ít nhất 600 trẻ em Do Thái gốc Hà Lan khỏi bàn tay tử thần của Đức quốc xã.
Ông Hulst đã hợp tác Giám đốc trung tâm Hollandsche Schouwburg là Walter Suskind để đưa số trẻ em đến nơi an toàn. Một số trẻ em Do Thái được lực lượng quân kháng chiến giúp che giấu.
Nhờ hành động dũng cảm của ông Hulst mà nhiều trẻ em không bị đưa đến các trại tập trung của phát xít Đức hay bị sát hại một cách tàn khốc.
Mời độc giả xem video: Tiếp tục truy tìm tội phạm chiến tranh thời phát xít Đức (nguồn: VTC14)