Ở nước ngoài chức danh giáo sư có dễ xét phong?

Google News

(Kiến Thức) - Một số nước trên thế giới có những quy định chặt chẽ và tiêu chí riêng trong việc bổ nhiệm, phong chức danh giáo sư, phó giáo sư. Trong số này, nổi bật là việc trường học ở Mỹ cho các trường học tự quyết việc phong giáo sư vì nó không phải chức danh Nhà nước.

Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến sự tăng đột biến của ứng viên đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư trong năm 2017. Cụ thể, theo công bố mới đây của Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước, tổng số ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017 là 1.226 người, tức tăng gần 60% so với năm 2016.
Từ vấn đề trên, nhiều người không khỏi tò mò việc phong chức danh giáo sư, phó giáo sư ở các nước trên thế giới như thế nào. Cụ thể, tại Mỹ, giáo sư, phó giáo sư là chức vụ dành cho người tham gia công tác giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học.
Theo đó, các trường đại học ở Mỹ bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư một danh hiệu nghề nghiệp nằm trong chính sách tuyển dụng của từng trường. Các trường đại học có sự chủ động trong việc phân và phong danh hiệu Giáo sư.
O nuoc ngoai chuc danh giao su co de xet phong?
Nhiều nước trên thế giới có những quy định, tiêu chí riêng trong việc phong, bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.   
Tuy nhiên, việc bổ nhiệm giáo sư của mỗi trường đại học ở Mỹ cũng có sự thống nhất ở cấp quốc gia. Một người được công nhận chức năng giáo sư khi đạt được tiêu chí đầu tiên là có bằng tiến sĩ. Kế đến, họ sẽ được các hội đồng khoa học với các chuyên gia uy tín, có chuyên môn cao để đánh giá kiến thức, công tác giảng dạy và các công trình nghiên cứu để xem ứng viên có đạt tiêu chuẩn cho chức danh giáo sư hay không.
Với phương pháp bổ nhiệm giáo sư như trên, hệ thống giáo dục đại học của Mỹ được ổn định. Sau khi nghỉ hưu, chỉ những người có cống hiến đặc biệt cho các trường đại học mới được phong giáo sư, phó giáo sư danh dự.
Thêm nữa, những người đã nghỉ hưu nhưng tiếp tục giảng dạy hoặc chuyển sang công tác tại trường khác cũng được phong giáo sư, phó giáo sư. Tuy nhiên, những người sau khi rời trường đại học, không còn tham gia giảng dạy, nghiên cứu mà chuyển sang lĩnh vực khác như quản lý thì sẽ không còn chức danh giáo sư, phó giáo sư.
Mời quý độc giả xem video: Đại học lừng danh thế giới bổ nhiệm Giáo sư chuyên ngành "chơi lego" (nguồn: VTC14)
Trong khi đó, tại các trường ở châu Âu, giáo sư là chức vụ khoa bảng do trường đại học bổ nhiệm hoặc đề bạt. Ví dụ như các trường đại học ở Đức bổ nhiệm, phong danh hiệu giáo sư căn cứ số ghế giảng dạy tại mỗi khoa. Ví dụ như một khoa có 10 chuyên ngành hẹp, đứng đầu mỗi chuyên ngành cần một giáo sư. Trong trường hợp khoa đã đủ số lượng giáo sư thì sẽ không bổ nhiệm hoặc phong cho bất cứ người nào chức danh giáo sư nữa. Vì vậy, mỗi chuyên ngành ở trường đại học chỉ có một giáo sư đứng đầu.
Trong trường hợp một giáo sư về hưu, không giảng dạy hoặc chuyển trường thì sẽ trống chức danh giáo sư. Khi ấy, nhà trường sẽ bổ nhiệm giáo sư mới.
Đức có rất nhiều người có bằng tiến sĩ đủ tiêu chuẩn trở thành giáo sư. Tuy nhiên, họ không được phong giáo sư vì số lượng đã đủ.
Tại Australia, tiêu chí bổ nhiệm, công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư dựa trên tiêu chí giỏi chuyên môn và có cống hiến cho lĩnh vực giảng dạy và đồng thời có sức ảnh hưởng trong ngành.
Kiều Linh-Khoa Ngoại Ngữ, Đại học Lao động - Xã hội

>> xem thêm

Bình luận(0)