Theo sách “Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn”, ông là người sống thọ nhất trong số các chúa của lịch sử phong kiến Việt Nam.
|
Câu 1: Chúa nào sống thọ 88 tuổi?
- Nguyễn Hoàng
- Nguyễn Phúc Nguyên
- Nguyễn Phúc Tần
- Nguyễn Phúc Lan
Theo sách “Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn”, chúa Tiên, tức Nguyễn Hoàng, là người sống thọ nhất trong số các chúa của lịch sử phong kiến Việt Nam (thọ 88 tuổi).
|
|
Câu 2: Vị chúa này quê ở huyện nào của Thanh Hóa?
- Nông Cống
- Hà Trung
- Vĩnh Lộc
- Nga Sơn
Nguyễn Hoàng (1525-1613) quê ở làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, xứ Thanh Hoa, ngày nay là thôn Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
|
|
Câu 3. Nguyễn Hoàng từng là đại thần triều vua nào?
- Lê Trang Tông
- Lê Thế Tông
- Lê Anh Tông
- Lê Thần Tông
Nguyễn Hoàng vốn là quan đại thần dưới triều vua Lê Anh Tông của nhà Hậu Lê, vì sợ bị anh rể là Trịnh Kiểm hãm hại, buộc phải xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa (từ Đèo Ngang, Hà Tĩnh trở vào). Tháng 10/1558, Nguyễn Hoàng cùng gia quyến và những tướng sĩ thân tín thực hiện hành trình Nam tiến. Chuyến đi lịch sử đã gây dựng cơ đồ cho các con cháu ông sau này.
|
|
Câu 4. Ai chỉ đường cho Nguyễn Hoàng tiến về phía Nam lập nghiệp?
- Phùng Khắc Khoan
- Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Lương Đắc Bằng
- Lương Thế Vinh
Sau khi cha qua đời, anh trai là Nguyễn Uông bị anh rể Trịnh Kiểm hại chết, Nguyễn Hoàng sợ bị sát hại nên đến nhà Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm xin kế sách và được khuyên vào Nam xây dựng cơ nghiệp với câu nói nổi tiếng: "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân" - một dãy Hoàng Sơn có thể dung thân muôn đời. Câu nói đã mở ra cơ đồ hàng trăm năm của dòng họ Nguyễn ở Đàng Trong.
|
|
Câu 5. Khi mới vào Đàng Trong, ông được nhân dân tặng gì?
- Vàng bạc
- Thóc lúa
- Nước
- Cả 3 thứ trên
Ngay khi mới vào Đàng Trong, Nguyễn Hoàng được nhân dân Thuận Hóa mang nước tới tặng. Theo lý giải của người chú đi theo Nguyễn Hoàng, hành động đó chứng tỏ nhân dân Đàng Trong rất yêu mến ông.
|
|
Câu 6. Công trình nào sau đây được xây dựng dưới thời Nguyễn Hoàng?
- Thành Phú Xuân
- Chùa Thiên Mụ
- Chùa Diệu Đế
- Đàn Nam Giao
Ngay sau khi đến vùng đất mới, Nguyễn Hoàng lo thu phục lòng người. Tong những ngày đầu tiên, ông bố cáo thiên hạ chiêu hiền đãi sĩ, ra lệnh giảm thuế cho dân, chú trọng khai hoang để đưa dân tới những vùng đất mới sinh sống. Năm 1601, Nguyễn Hoàng cho xây dựng chùa Thiên Mụ. Đây là công trình độc đáo, gắn với huyền thoại về bà trời. Đến nay, chùa Thiên Mụ vẫn đứng vững ở Huế, trở thành một trong những biểu tượng của thành phố du lịch nổi tiếng này.
|
|
Câu 7. Vua nào đã truy phong Nguyễn Hoàng làm Thái tổ nhà Nguyễn?
- Gia Long
- Minh Mạng
- Thiệu Trị
- Tự Đức
Theo sách “Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn”, năm 1613, chúa Tiên Nguyễn Hoàng ốm nặng. Ông cho gọi con trai thứ 6 là thế tử Nguyễn Phúc Nguyên và các đại thần vào căn dặn rồi qua đời, thọ 88 tuổi. Về sau, vua Gia Long truy phong Nguyễn Hoàng làm Thái Tổ nhà Nguyễn. Nguyễn Hoàng chính là bậc đế vương sống thọ nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
|
|
Câu 8. Lăng mộ chứa Tiên hiện ở đâu?
- Lệ Thủy (Quảng Bình)
- Hải Lăng (Quảng Trị)
- Phú Xuân (Huế)
- Hương Trà (Huế)
Ban đầu mộ của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng táng ở vùng núi Thạch Hãn, huyện Hải Lăng, phủ Triệu Phong (nay thuộc huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị), về sau được cải táng lăng mộ chuyển về Núi La Khê tức Khải Vận Sơn (nay thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế). Lăng mộ của Nguyễn Hoàng hiện có tên là lăng Trường Cơ.
|
Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing