Là con trai của vua Thiệu Trị, vua Tự Đức trị vì đất nước trong 36 năm (1847-1883). Ông chính là vị vua trị trì đất nước lâu nhất trong số 13 đời vua nhà Nguyễn.
Theo sử sách, Tự Đức là vị vua thứ tư của triều Nguyễn được người đời nhớ đến là vị vua nhân từ, có đức có tài và luôn hết lòng vì nước vì dân.
Đặc biệt, vua Tự Đức rất ghét tham quan nên có những động thái quyết liệt trong việc chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy chính quyền để nhân tân tin tưởng, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, vua Tự Đức yêu cầu quan lại đại thần phải chăm lo thực hiện tốt bổn phận và giữ đúng phép tắc thanh niêm.
|
Phác họa chân dung vua Tự Đức. |
Để ngăn chặn và xử lý tham quan, vua Tự Đức giao cho quan Ngự sử và Án sát điều tra. Nếu phát hiện quan lại nào tham nhũng thì xử lý nghiêm khắc để răn đe kẻ khác.
Dưới thời vua Tự Đức, một vụ án nhận hối lộ lớn nhất bị phát hiện và xử lý. Cụ thể, vào tháng 12/1854, thương nhân Trung Quốc tố giác một số quan lại của triều đình nhà Nguyễn nhận hối lộ của các thuyền buôn ngoại quốc.
Video: Ba thanh tra Bộ Xây dựng bị khởi tố tội nhận hối lộ (nguồn: VTC Now)
Khi nhận được tin báo, vua Tự Đức lập tức phái quan Quản viện đô sát dẫn đầu một đoàn thanh tra đến Quảng Nam để điều tra nội dung tố giác có thật hay không.
Kết quả điều tra của Quản viện đô sát phát hiện vụ nhận hối lộ lớn khi có sự liên quan của nhiều quan lại có chức vụ cao. Dù vậy, tất cả những người phạm tội đều bị xử lý nặng.
17 người bị xử tội giảo giam hậu (bắt thắt cổ chết nhưng còn tạm giam đợi lệnh), 25 người bị kết án lưu đày, 12 người bị kết án làm lao dịch, 8 người bị phạt đánh gậy và cách chức.
Một số quan lại có chức vụ cao bị xử lý nghiêm khắc trong vụ nhận hối lộ này có thể kể đến như Tham tri Bộ Hộ Phan Tĩnh, nguyên Bố chánh Đào Trí Phú, nguyên đốc học Phan Bật chia nhau 60 lạng bạc bị tội lưu đày. Theo ghi nhận của sử sách, đây là vụ án nhận hối lộ lớn nhất trong thời kỳ phong kiến Việt Nam từng được đưa ra xét xử và trừng phạt nghiêm minh.