Chùa Non Nước nằm ở địa phận xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội, tọa lạc ở giữa dãy núi hình vòng cung nhìn xuống vùng hồ nước. Ngôi chùa cổ tự này nằm ở cao 110m so với mặt nước biển với lịch sử hơn năm tuổi.
Theo đó, thiền sư Ngô Chân Lưu (933-1011) - hậu duệ của Ngô Quyền đến Sóc Sơn lập chùa trụ trì, từ đó ngôi chùa tồn tại đến ngày hôm nay.
|
Ngôi chùa được chụp được từ trên cao.
|
Vị thiền sư này được vua Ðinh Tiên Hoàng phong hiệu Khuông Việt Đại sư vào năm 971 cũng là vị hiền sư đầu tiên được Nhà nước phong kiến phong tặng danh hiệu tôn quý nhất của đạo và đời - Quốc sư Tăng Thống. Ngài cũng là tam triều Quốc sư khi được phong Quốc sư dưới ba triều đại: Ðinh - Lê - Lý.
Tương Truyền, Sóc Thiên vương Thiền tự là nơi các vua chúa thường cử hành nghi lễ cầu nguyện Quốc thái dân kể từ khi thành lập nước Đại Việt năm 938. Sau hàng trăm năm biến cố thăng trầm của lịch sử, có thời gian ngôi chùa đà bị rơi vào quên lãng.
Vào năm 2022, chùa được xây dựng lại theo kiến và phong cách mỹ thuật thời Tiền Lê, cũng trên vị trí cũ. Với thiết kế ‘thế long chầu hổ phục’, ngôi chùa này đã trở thành một trong những ngôi chùa to và đẹp nhất Hà Nội.
Phần chính điện của chùa có diện tích 260m2, cao 14m với tượng Phật Như Lai bằng đồng.
Tượng Như Lai tại chùa Non Nước là một công trình nghệ thuật xuất sắc khi tặng 30 tấn, cao hơn 8 mét và được đúc liền khối. Bức Tượng này được khởi công đúc ngày 8/4 năm Tân Tỵ (2001) và được rước về Chùa vào 14/9 năm Nhâm Ngọ (2002). Tượng Như Lai tọa trên tòa sen với các họa tiết, hoa văn trang trí theo nguyên mẫu của thời Tiền Lê.
Về ngôi chùa, kiến trúc là chùa cổ 7 gian 2 chái, đặc biệt là chính điện được hoàn toàn làm bằng gỗ. Đáng nói, tòa chính điện này sử dụng 80 cột lim có chiều cao khoảng 13m, đường kính khoảng 35cm. Số lượng cột lim ước tính tương đương 600m3 gỗ (tương đương với khoảng 570 tấn) điều này giúp chùa Non Nước trở thành ngôi chùa có chính điện sử dụng cột gỗ lim nhiều nhất Việt Nam. Kỷ lục này đã được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam xác nhận.
Bên cạnh đó, khuôn viên chùa được phủ bằng hệ thống cây xanh, trong đó nổi bật là những cây bồ đề rủ lá, thông xanh lá kim. Chùa vừa có sự trang nghiêm lại vừa có khung cảnh hữu tình, mang lại cảm giác yên bình, xóa hết những ưu tư muộn phiền.
Hiện nay, ngôi chùa này thuộc quần thể di tích đền Sóc tại địa phận xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Ngay bên cạnh chùa là học viện Phật giáo Việt Nam và tượng đài Thánh Gióng. Điều này khiến nơi đây trở thành khu lịch tâm linh và sinh thái, trở thành điểm đến yêu thích của đông đảo khách thập phương.