Nằm cách Bắc Kinh 125km về phía Đông, Thanh Đông Lăng là nơi yên nghỉ của 5 vị hoàng đế nhà Thanh gồm Thuận Trị, Khang Hi, Càn Long, Hàm Phong và Đồng Trị cùng 15 hoàng hậu, 136 phi tần, 3 hoàng tử và 2 công chúa. Quần thể lăng mộ này được bao quanh bởi các dãy núi và trải dài trên khu vực có diện tích 80 kilômét vuông. Quy mô của nó có lẽ không kém "Thung lũng các vị vua" của Ai Cập. Ảnh: Wikipedia.Mặc dù tổng diện tích 224ha còn kém xa so với quần thể Thanh Tây Lăng (1.842ha – nơi chôn cất các vị vua khác của nhà Thanh), nhưng nếu lấy tiêu chí toàn vẹn, tồn tại đầy đủ các công trình thì Thanh Đông lăng là nguyên vẹn nhất, thể hiện sự xa hoa lộng lẫy khi thiết kế nơi yên nghỉ của các vị vua nhà Thanh. Ảnh: Wikipedia.Trung tâm của Thanh Đông lăng là Thanh Hiếu lăng, lăng mộ của hoàng đế Thuận Trị (1638-1661), là vị hoàng đế nhà Thanh trị vì Trung Quốc đầu tiên. Ông cũng là người đầu tiên được chôn cất tại Thanh Đông lăng. Ảnh: Wikipedia.Những lăng mộ lớn nằm ở phía đông là Thanh Cảnh lăng (lăng mộ của Khang Hi) và Thanh Huệ lăng (lăng mộ của Đồng Trị). Về phía tây là Thanh Dụ lăng (lăng mộ của Càn Long), Thanh Định lăng (lăng mộ của Hàm Phong), Phổ Đà Dục Định Đông lăng (lăng mộ của Từ Hi Thái hậu). Ảnh: Wikipedia.Tất cả các lăng mộ hoàng gia tại Thanh Đông lăng đều được dựa theo mô hình được thiết lập bởi hoàng đế Thuận Trị. Bố cục cơ bản gồm 3 phần: Thần đạo (con đường thần linh), cung điện và nhà bếp. Ảnh: Wikipedia.Trong đó, Thanh Hiếu lăng (vua Thuận Trị) là lăng mộ có thần đạo phức tạp nhất với các cấu trúc từ Nam ra Bắc gồm cổng vòm đá, bia đá, cổng cung điện, sảnh thay đồ, vọng lâu đá, điêu khắc đá, cổng rồng phượng, cầu một vòm, cầu bảy vòm, cầu năm vòm, bia đá, cầu thẳng. Ảnh: Wikipedia.Tại cung điện lăng Thanh Hiếu cũng chứa rất nhiều các cấu trúc gồm bia tưởng niệm, sảnh, cổng Long Ân, lò đốt lễ, Long Ân điện, phòng chôn cất, trụ cổng, bàn thờ đá, tháp tưởng niệm... Bếp nằm ở bên trái cung điện gồm có nơi nấu đồ cúng, hai kho và một lò giết mổ. Ảnh: Wikipedia.Trong ảnh là một kiến trúc còn nguyên vẹn tới ngày nay của Thanh Hiếu Lăng. Ảnh: Wikipedia.Công trình tại Thanh Dụ Lăng - nơi yên nghỉ của hoàng đế Càn Long - đây được xem là một trong những ngôi mộ lộng lẫy nhất trong số tất cả các lăng mộ hoàng gia ở Trung Quốc. Và tới nay, dù trải qua biến cố năm 1928 do quân phiệt Tôn Điện Anh gây ra, nhưng đa số các công trình ở Dụ Lăng vẫn nguyên vẹn, thể hiện sự lộng lẫy xa hoa. Ảnh: Wikipedia.Buồng lăng mộ rất đẹp với một loạt 9 hầm được ngăn cách bởi bốn cửa đá cẩm thạch ở độ sâu 54 mét. Nếu không có sự phá hoại của quân phiệt thì “Địa cung” có lẽ còn lộng lẫy hơn bây giờ rất nhiều. Ảnh: Wikipedia.Trong suốt thời kỳ nhà Thanh nắm quyền cai trị, Thanh Đông lăng luôn được thiết lập hệ thống quan binh đồn trú bảo vệ, có cơ cấu của Tôn nhân phủ, Lễ công bộ thường trực xử lý các công việc trong lăng tẩm. Nhưng từ năm 1914 sau khi nhà Thanh sụp đổ, Bộ Nội vụ giao việc bảo quản lăng tẩm cho tôn thất nhà Thanh quản lý, nhân viên giữ lăng không còn lương bổng nên bỏ việc, chuyển sang khai khẩn đất rừng quanh lăng làm sinh kế. Từ đó về sau, rừng và đất Đông lăng bị xâm hại ngày càng nghiêm trọng. Ảnh: Các quan tài của Càn Long và hậu phi, thực tế di hài của họ không còn nguyên vẹn, tất cả được hợp táng cùng một cỗ. Ảnh: Wikipedia.Theo giới khảo cổ, mỗi lăng mộ đều có một trục đường chính đi vào, và được coi là con đường thiêng liêng. Đường này được xây dựng để phục vụ lễ tang của các vị hoàng đế. Các hoàng đế kế vị khi đến thực hiện nghi lễ tế tổ hàng năm cũng đều đi qua đây. Ảnh: Đường vào Thanh Cảnh lăng của hoàng đế Khang Hi. Ảnh: Wikipedia.Dù được đánh giá là vị hoàng đế vĩ đại nhất của nhà Thanh, nhưng lăng mộ của Khang Hi đơn giản một cách đáng ngạc nhiên, không hề xa hoa như Càn Long hay phức tạp như Thuận Trị. Ảnh: Wikipedia.Thần đạo dẫn đến ngôi mộ của ông đi qua một cây cầu năm vòm thanh nhã và hai bên là những tượng giám hộ. “Địa cung” của Khang Hi chưa bao giờ được tiếp cận do nơi chôn cất bị ngập trong nước, năm 1928, quân phiệt Tôn Điện Anh đã định cướp mộ nhưng không thành. Ảnh: Wikipedia.Mời quý độc giả xem video: Bí ẩn không lời giải lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Nguồn: Smedia.
Nằm cách Bắc Kinh 125km về phía Đông, Thanh Đông Lăng là nơi yên nghỉ của 5 vị hoàng đế nhà Thanh gồm Thuận Trị, Khang Hi, Càn Long, Hàm Phong và Đồng Trị cùng 15 hoàng hậu, 136 phi tần, 3 hoàng tử và 2 công chúa. Quần thể lăng mộ này được bao quanh bởi các dãy núi và trải dài trên khu vực có diện tích 80 kilômét vuông. Quy mô của nó có lẽ không kém "Thung lũng các vị vua" của Ai Cập. Ảnh: Wikipedia.
Mặc dù tổng diện tích 224ha còn kém xa so với quần thể Thanh Tây Lăng (1.842ha – nơi chôn cất các vị vua khác của nhà Thanh), nhưng nếu lấy tiêu chí toàn vẹn, tồn tại đầy đủ các công trình thì Thanh Đông lăng là nguyên vẹn nhất, thể hiện sự xa hoa lộng lẫy khi thiết kế nơi yên nghỉ của các vị vua nhà Thanh. Ảnh: Wikipedia.
Trung tâm của Thanh Đông lăng là Thanh Hiếu lăng, lăng mộ của hoàng đế Thuận Trị (1638-1661), là vị hoàng đế nhà Thanh trị vì Trung Quốc đầu tiên. Ông cũng là người đầu tiên được chôn cất tại Thanh Đông lăng. Ảnh: Wikipedia.
Những lăng mộ lớn nằm ở phía đông là Thanh Cảnh lăng (lăng mộ của Khang Hi) và Thanh Huệ lăng (lăng mộ của Đồng Trị). Về phía tây là Thanh Dụ lăng (lăng mộ của Càn Long), Thanh Định lăng (lăng mộ của Hàm Phong), Phổ Đà Dục Định Đông lăng (lăng mộ của Từ Hi Thái hậu). Ảnh: Wikipedia.
Tất cả các lăng mộ hoàng gia tại Thanh Đông lăng đều được dựa theo mô hình được thiết lập bởi hoàng đế Thuận Trị. Bố cục cơ bản gồm 3 phần: Thần đạo (con đường thần linh), cung điện và nhà bếp. Ảnh: Wikipedia.
Trong đó, Thanh Hiếu lăng (vua Thuận Trị) là lăng mộ có thần đạo phức tạp nhất với các cấu trúc từ Nam ra Bắc gồm cổng vòm đá, bia đá, cổng cung điện, sảnh thay đồ, vọng lâu đá, điêu khắc đá, cổng rồng phượng, cầu một vòm, cầu bảy vòm, cầu năm vòm, bia đá, cầu thẳng. Ảnh: Wikipedia.
Tại cung điện lăng Thanh Hiếu cũng chứa rất nhiều các cấu trúc gồm bia tưởng niệm, sảnh, cổng Long Ân, lò đốt lễ, Long Ân điện, phòng chôn cất, trụ cổng, bàn thờ đá, tháp tưởng niệm... Bếp nằm ở bên trái cung điện gồm có nơi nấu đồ cúng, hai kho và một lò giết mổ. Ảnh: Wikipedia.
Trong ảnh là một kiến trúc còn nguyên vẹn tới ngày nay của Thanh Hiếu Lăng. Ảnh: Wikipedia.
Công trình tại Thanh Dụ Lăng - nơi yên nghỉ của hoàng đế Càn Long - đây được xem là một trong những ngôi mộ lộng lẫy nhất trong số tất cả các lăng mộ hoàng gia ở Trung Quốc. Và tới nay, dù trải qua biến cố năm 1928 do quân phiệt Tôn Điện Anh gây ra, nhưng đa số các công trình ở Dụ Lăng vẫn nguyên vẹn, thể hiện sự lộng lẫy xa hoa. Ảnh: Wikipedia.
Buồng lăng mộ rất đẹp với một loạt 9 hầm được ngăn cách bởi bốn cửa đá cẩm thạch ở độ sâu 54 mét. Nếu không có sự phá hoại của quân phiệt thì “Địa cung” có lẽ còn lộng lẫy hơn bây giờ rất nhiều. Ảnh: Wikipedia.
Trong suốt thời kỳ nhà Thanh nắm quyền cai trị, Thanh Đông lăng luôn được thiết lập hệ thống quan binh đồn trú bảo vệ, có cơ cấu của Tôn nhân phủ, Lễ công bộ thường trực xử lý các công việc trong lăng tẩm. Nhưng từ năm 1914 sau khi nhà Thanh sụp đổ, Bộ Nội vụ giao việc bảo quản lăng tẩm cho tôn thất nhà Thanh quản lý, nhân viên giữ lăng không còn lương bổng nên bỏ việc, chuyển sang khai khẩn đất rừng quanh lăng làm sinh kế. Từ đó về sau, rừng và đất Đông lăng bị xâm hại ngày càng nghiêm trọng. Ảnh: Các quan tài của Càn Long và hậu phi, thực tế di hài của họ không còn nguyên vẹn, tất cả được hợp táng cùng một cỗ. Ảnh: Wikipedia.
Theo giới khảo cổ, mỗi lăng mộ đều có một trục đường chính đi vào, và được coi là con đường thiêng liêng. Đường này được xây dựng để phục vụ lễ tang của các vị hoàng đế. Các hoàng đế kế vị khi đến thực hiện nghi lễ tế tổ hàng năm cũng đều đi qua đây. Ảnh: Đường vào Thanh Cảnh lăng của hoàng đế Khang Hi. Ảnh: Wikipedia.
Dù được đánh giá là vị hoàng đế vĩ đại nhất của nhà Thanh, nhưng lăng mộ của Khang Hi đơn giản một cách đáng ngạc nhiên, không hề xa hoa như Càn Long hay phức tạp như Thuận Trị. Ảnh: Wikipedia.
Thần đạo dẫn đến ngôi mộ của ông đi qua một cây cầu năm vòm thanh nhã và hai bên là những tượng giám hộ. “Địa cung” của Khang Hi chưa bao giờ được tiếp cận do nơi chôn cất bị ngập trong nước, năm 1928, quân phiệt Tôn Điện Anh đã định cướp mộ nhưng không thành. Ảnh: Wikipedia.
Mời quý độc giả xem video: Bí ẩn không lời giải lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Nguồn: Smedia.