Đối với người Trung Quốc xưa, ước lệ không chỉ là một thủ pháp được sử dụng chủ yếu trong nghệ thuật mà còn được sử dụng phổ biến trong đời sống thường nhật. Điều này cũng xuất phát từ một thực tế là Trung Quốc có lãnh thổ tương đối rộng, các tộc người đa dạng, hơn nữa lại phải trải qua quá trình thống nhất và chia rẽ lâu dài.
Ảnh minh họa.
Người Trung Quốc thường sử dụng thủ pháp ước lệ trong miêu tả con người, nhất là các anh hùng, mỹ nhân. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, chúng ta bắt gặp vô số các anh hùng "thân tám thước cao", bởi vậy hậu thế luôn đặt câu hỏi: Rốt cuộc anh hùng Tam Quốc cao bao nhiêu?
Lật lại sử sách, chúng ta biết được rằng chiều cao của nam giới luôn được chú ý, đặc biệt là với việc tuyển chọn quân đội, thậm chí còn có công cụ được thiết kế riêng để đo chiều cao. Ví dụ như trong đội quân đất nung của lăng mộ Tần Thủy Hoàng, chiều cao của các tướng thường khoảng 2 m.
Khai quật công cụ đo lường thời Hán
Tại Lạc Dương, người ta đã tìm thấy vật dụng chuyên dùng đo chiều dài của thợ mộc và thợ kim hoàn thời Hán là "thước", theo đó một "thước" có chiều dài tương đương 23,4 cm ngày nay.
Công cụ "thước" thời Hán (Ảnh: Kknews)
Dù triều đại nhà Hán được phân chia thành Tây Hán và Đông Hán, quy chuẩn đo lường có đôi chút khác biệt, song dựa vào phát hiện khảo cổ, chúng ta có thể ước lượng được chiều cao của các nhân vật thời Tam Quốc.
Quan Vũ nổi tiếng với miêu tả của La Quán Trung "thân chín thước cao", tức là cao khoảng 2,1 m, chiều cao nổi trội của ông được cho là do thường xuyên luyện võ công.
Chỉ có Quan Vũ và Lã Bố mới sử dụng được con ngựa Xích Thố, bởi vậy chiều cao của Lã Bố có lẽ cũng xấp xỉ 2 m. Tương tự Triệu Vân và Trương Phi có chiều cao "tám thước", khoảng hơn 1,8 m.
Số đo chiều cao này được cho là có phần phóng đại so với thực tế thể trạng con người tại thời điểm đó!
Quan Vũ được miêu tả "thân chín thước cao" (Ảnh: Internet)
Với một dân tộc có tính cách trọng hình thức như Trung Quốc, chiều cao của các tướng lĩnh là rất quan trọng, song chính phẩm chất và năng lực phi thường mới là điều làm nên sự nghiệp lưu danh muôn thuở. Một người như Quan Vũ có thể được coi là "tài mạo song toàn" hiếm thấy.