Đây là những chiếc mặt nạ đến từ nền văn hóa thổ dân eo biển Torres đã trải qua hơn 60.000 năm và đến nay vẫn rất sống động. Triển lãm do Đại sứ quán Australia tổ chức nhân kỷ niệm 45 Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Australia.Mặt nạ eo biển Torres khởi nguồn từ tín ngưỡng và ngày ngay, việc tạo tác mặt nạ được coi là cách phục hưng nền nghệ thuật, văn hóa cổ xưa và các nghi lễ sống động của địa phương. Đặc biệt, những chiếc mặt nạ giúp người dân eo biển Torres truyền lại văn hóa, kiến thức cho thế hệ sau. Mặt nạ Koedal Awgadhalayg (Koedal Awgadhalayg) là tên một thuật ngữ của bộ tộc Maluyligal), có nghĩa là “Vật tổ cá sấu”. Chiếc mặt nạ có hình dạng đầu con cá sấu đại diện cho thủ lĩnh của các bộ lạc thuộc chủng tộc đặc biệt người Zenadh Kes.Eo biển Torres là một mạng lưới các đảo nằm giữa Bắc Australia và Papua New Guinea. Những chiếc mặt nạ ở nơi đây được làm thủ công và từ những vật liệu của địa phương như: Mai rùa, sợi thừng, sáp ong…Mặt nạ Sesere (bên trái) đại diện cho một trong những huyền thoại của đảo bedhu. Những chiếc lông trắng trên mặt nạ đại diện cho loài chim Sesere, lông nâu thể hiện sự kết nối giữa hòn đảo và đất liền Australia. Khung của mặt nạ có một nửa là hình dáng của Umai (chó) và một nửa Mabaig (người).Mặt nạ Waru kraal (bên trái) đại diện cho bộ lạc Kuki Gabaulaig ở Tây Bắc làng Masig (eo biển Torres), mặt nạ này được người dân của bộ lạc Kuki Gabaulaig sử dụng trong nghi thức cầu mùa và cầu mưa tại vùng đất thiêng của ngôi làng Masig.
Đây là những chiếc mặt nạ đến từ nền văn hóa thổ dân eo biển Torres đã trải qua hơn 60.000 năm và đến nay vẫn rất sống động. Triển lãm do Đại sứ quán Australia tổ chức nhân kỷ niệm 45 Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Australia.
Mặt nạ eo biển Torres khởi nguồn từ tín ngưỡng và ngày ngay, việc tạo tác mặt nạ được coi là cách phục hưng nền nghệ thuật, văn hóa cổ xưa và các nghi lễ sống động của địa phương. Đặc biệt, những chiếc mặt nạ giúp người dân eo biển Torres truyền lại văn hóa, kiến thức cho thế hệ sau.
Mặt nạ Koedal Awgadhalayg (Koedal Awgadhalayg) là tên một thuật ngữ của bộ tộc Maluyligal), có nghĩa là “Vật tổ cá sấu”. Chiếc mặt nạ có hình dạng đầu con cá sấu đại diện cho thủ lĩnh của các bộ lạc thuộc chủng tộc đặc biệt người Zenadh Kes.
Eo biển Torres là một mạng lưới các đảo nằm giữa Bắc Australia và Papua New Guinea. Những chiếc mặt nạ ở nơi đây được làm thủ công và từ những vật liệu của địa phương như: Mai rùa, sợi thừng, sáp ong…
Mặt nạ Sesere (bên trái) đại diện cho một trong những huyền thoại của đảo bedhu. Những chiếc lông trắng trên mặt nạ đại diện cho loài chim Sesere, lông nâu thể hiện sự kết nối giữa hòn đảo và đất liền Australia. Khung của mặt nạ có một nửa là hình dáng của Umai (chó) và một nửa Mabaig (người).
Mặt nạ Waru kraal (bên trái) đại diện cho bộ lạc Kuki Gabaulaig ở Tây Bắc làng Masig (eo biển Torres), mặt nạ này được người dân của bộ lạc Kuki Gabaulaig sử dụng trong nghi thức cầu mùa và cầu mưa tại vùng đất thiêng của ngôi làng Masig.